Xác định và quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng 11

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 124 - 126)

Quy hoạch phát triển điểm DLCĐ phải dựa trên cơ sở các làng văn hóa du lịch. Các làng được lựa chọn để xây dựng LVHDLCĐ cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

* Thuận tiện đường giao thông: Làng có đường trải nhựa hoặc cấp phối để phương tiện như ôtô có thể đi lại thuận tiện. Đây là phương án cần được ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi đến thăm quan và du lịch.

* Cảnh quan đẹp dân cư tương đối quần tụ: Cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú, hài hoà làng mạc tập trung, dân cư tương đối đông đúc, quần tụ. Tuy nhiên, số hộ trong cụm dân cư không quá nhiều (chỉ khoảng 30 đến 60 hộ dân) mức sống tương đối đồng đều.

* Vùng có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống: Đây là yếu tố để xây dựng các chương trình du lịch có thể tham quan nhiều làng du lịch của các dân tộc khác nhau trên một tuyến.

* Mang đậm nét văn hoá của dân tộc, làng được chọn còn phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, cụ thể xét đến các yếu tố chính: Kiến trúc nhà ở theo kiểu truyền thống; hoạt động sản xuất mang yếu tố đặc thù; nghề thủ công độc đáo; tín ngưỡng, phong tục tập quán sinh hoạt không bị lai tạp; có lễ hội dân gian của dân tộc; người dân có ý thức sử dụng trang phục truyền thống; ẩm thực phong phú.

4.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng

Sản phẩm DLCĐ ở Hà Giang hiện tại còn đơn điệu, phần lớn là dựa vào những nguồn tài nguyên có sẵn mà chưa có sự đầu tư. Vì vậy, cơ quan quản lý du lịch cần tham mưu cho tỉnh thiết lập các dự án qui hoạch chi tiết và kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế nhằm đa dạng hóa các sản phẩm DLCĐ như:

- Xây dựng, qui hoạch riêng các khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ phục vụ du khách. Mỗi khu vui chơi, giải trí nên có những nét độc đáo riêng, tránh trùng lập và khuyến khích các loại hình vui chơi, giải trí truyền thống của các dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong tỉnh. Để giải quyết vấn đề này cần có sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và cả cộng đồng. Có như vậy mới có thể tạo thêm sự hấp dẫn và phong phú cho sản phẩm DLCĐ địa phương. Từ đó có thể kéo dài ngày lưu trú của khách khi đến Hà Giang.

- Tiến hành đánh giá, phân loại, hệ thống hóa tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Khuyến khích bảo tồn văn hóa bản địa trong cộng đồng địa phương qua các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động văn nghệ thôn bản với hình thức dân ca dân vũ truyền thống và trình diễn trích đoạn những lễ thức dân gian của dân tộc trong thôn (bản) tại nhà sinh hoạt câu lạc bộ cộng đồng ở các thôn, bản hoặc tại nhà dân nơi khách du lịch lưu trú qua đêm.

+ Khôi phục, phối hợp tổ chức các lễ nghi thức dân gian, lễ hội tiêu biểu đặc trưng của dân tộc để quay phim, chụp ảnh, viết lời bình, lời thuyết minh giới thiệu cho khách du lịch.

+ Khôi phục các bài ca dân gian dịch ra tiếng phổ thông, ngoại ngữ thông dụng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch theo dõi và thưởng thức chương trình. Thành lập đội văn nghệ dân gian. Mua và trang bị nhạc cụ dân gian, quần áo truyền thống, tăng âm loa đài cho đội văn nghệ thôn bản.

- Khôi phục một số món ăn đặc sắc của địa phương (món ăn dân tộc hàng ngày, các món ăn phục vụ lễ tết hay đám cưới) bằng cách thuê nghệ nhân tìm hiểu, khôi phục, sản xuất thử và truyền dạy cho cộng đồng để giới thiệu và phục vụ du khách. Hướng dẫn người dân tổ chức bếp nấu và phục vụ ăn uống tại nhà cho khách du lịch khi có yêu cầu.

- Khuyến khích người dân khôi phục và tổ chức sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống lâu đời như: nghề rèn, chạm bạc, dệt thổ cẩm, thuốc chữa bệnh... và các sản phẩm khác để trình diễn cho khách du lịch tham quan vừa sản xuất cung cấp hàng hóa, bán hàng lưu niệm cho khách du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)