Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 131)

Hà Giang có tiềm năng để phát triển loại hình DLCĐ nhưng việc đầu tư khai thác các lợi thế này còn nhiều hạn chế. Để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các dự án phát triển DLCĐ cần có chính sách thuế hợp lý như: ưu tiên thuế, miễn giảm thuế, không thu thuế đối với đầu tư cơ sở hạ tầng và các sản phẩm của địa phương mới sản xuất phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, cần có chính sách thuế ưu tiên đối với những thành viên cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã tham gia cung cấp các dịch vụ phát triển du lịch để phù hợp với tiêu chí phát triển DLDVCĐ là nâng cao đời sống cho cộng đồng.

* Chính sách thu hút đầu tư:

- Có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ và kết hợp với người dân địa phương trong khai thác DLCĐ theo cơ chế bốn nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) tại các làng bản có điều kiện phát triển DLCĐ.

- Lồng ghép phát triển du lịch với các chương trình phát triển KT – XH khác, đặc biệt về phát triển cơ sở hạ tầng để kích thích các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến cơ hội đầu tư phát triển du lịch. Cần kết hợp mọi nguồn lực cơ sở hạ tầng như đường điện, nước sạch, thông tin liên lạc đến vùng quy hoạch du lịch.

- Tư vấn tốt và đầy đủ thông tin về các đề án phát triển du lịch trên địa bàn và vùng phụ cận cho các nhà đầu tư quan tâm; tư vấn xây dựng các dự án khả thi phát triển du lịch, tìm đối tác liên doanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, tài nguyên tại các làng DLCĐ để thu hút khách tới tham quan.

- Có cơ chế chính sách đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực đầu tư và kinh doanh DLCĐ.

- Cần có chính sách tái đầu tư hợp lý vì nguồn thu từ DLCĐ ngày càng tăng. Trên đây, là một số giải pháp cụ thể cần có sự phối hợp đồng bộ, nhằm đạt được sự cân bằng và hiệu quả kinh tế, bảo tồn tài nguyên và phát triển cộng đồng.

Tiểu kết chƣơng 4

Trên cơ sở làm rõ các định hướng phát triển DLCĐ của tỉnh Hà Giang đến năm 2020, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. Đó là các giải pháp: Xây dựng chiến lược marketing lãnh thổ nhằm thu hút du khách và thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang; Xác định và quy hoạch các điểm DLCĐ; Đa dạng hóa sản phẩm DLCĐ; Giải pháp về tổ chức và quản lý; Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Khuyến khích người dân tham gia tích cực vào hoạt động DLCĐ; Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch; Giải pháp về cơ chế chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Đối với Hà Giang, phát triển DLCĐ nói chung, LVHDLCĐ nói riêng là một hướng tiếp cận còn rất mới mẻ. Mặc dù vậy, có thể khẳng định rằng đó là một hướng đi đúng hướng của Hà Giang và cách tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Ngoài việc biến loại hình này thành điểm nhấn cho du lịch Hà Giang, thì đó cũng là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hơn nữa, đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bằng việc thực hiện các hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những giá trị, bản sắc văn hóa nơi cộng đồng mình sinh sống. Đây sẽ là một bước phát triển mới "đánh thức" ngành du lịch được ví như "nàng công chúa đang ngủ", biến Hà Giang trở thành điểm đến dễ lựa chọn và khó quên trong lòng du khách.

Để hoàn thành mục tiêu phát triển DLCĐ và "xây dựng các LVHDLCĐ tại các huyện nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc", theo chúng tôi, Hà Giang cần thực hiện những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu sau đây:

Thứ nhất, cần phải tiến hành rà soát lại và “Quy hoạch phát triển các LVHDLCĐ trên địa bàn tỉnh”, nội dung của quy hoạch này phải bảo đảm yêu cầu đánh giá được tác động với môi trường khi du lịch phát triển, quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững trong phát triển du lịch và phải phù hợp với những định hướng phát triển không gian du lịch đã đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung của toàn tỉnh.

Thứ hai, sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý DLCĐ là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công DLCĐ tại địa phương. Sẽ là lý tưởng khi toàn bộ cộng đồng dân cư có quyết tâm cao để làm DLCĐ, tuy nhiên trong thực tế thường khó có được sự tham dự đầy đủ của toàn bộ cộng đồng dân cư nơi làm DLCĐ trong việc lập kế hoạch và quản lý những thông tin về mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DLCĐ cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thứ ba, việc đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến DLCĐ địa phương là không thể thiếu được. Khác với các sản phẩm du lịch khác, DLCĐ khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và sử dụng chính lực lượng lao động địa phương. Đây được xem là một ưu điểm của hoạt động DLCĐ nhằm giúp cho hoạt động DLCĐ phát triển mạnh hơn so với các loại hình du lịch khác. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, trong đó có đội ngũ thuyết minh viên và nhân viên phục vụ tại các thôn bản. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm DLCĐ.

Thứ tư, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển DLCĐ ở địa phương. Ban Quản lý DLCĐ của tỉnh cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác các tuyến trên địa bàn hoặc đi qua địa bàn mình. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự “bao thầu” toàn bộ điểm DLCĐ trên cơ sở cùng phối hợp đầu tư hoặc cũng có thể là các thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị, hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng khi đưa khách đến địa phương…để đảm bảo số lượng khách đến được với địa phương là nhiều nhất.

Thứ năm, phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống. Khi xây dựng LVHDLCĐ phải chú ý các tiêu chí mang đậm nét văn hóa dân tộc như: yếu tố kiến trúc nghệ thuật nhà ở theo kiểu truyền thống; hoạt động sản xuất mang yếu tố đặc thù; có nghề thủ công truyền thống; có truyền thống văn hóa tốt đẹp (phong tục tập quán, lễ hội dân gian, các hình thức dân ca, dân vũ, nghi thức tín ngưỡng còn chứa đựng yếu tố nguồn gốc); người dân có ý thức sử dụng trang phục truyền thống; ẩm thực phong phú.

Thứ năm, ngoài sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, việc huy động các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các làng, điểm du lịch văn hóa dựa trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những cảnh quan, môi trường tự nhiên nơi đồng bào sinh sống, đồng thời tổ chức khai thác và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Bài học hay về làm du lịch văn hóa cộng đồng là mô hình đầu tư, quản lý và điều hành hoạt động của khu du lịch sinh thái Pan House xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) là một ví dụ.

Thứ sáu, xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch ở các LVHDLCĐ. Yếu tố an toàn rất quan trọng trong phát triển DLCĐ đặc biệt với một tỉnh biên giới như Hà Giang. Do vậy, vấn đề an ninh cần phải được kiếm soát chặt chẽ, cần xây dựng lực lượng chuyên trách về các vấn đề du lịch như (giải quyết các quyền lợi và trách nhiệm của khách du lịch; đảm bảo an ninh và chính trị, trật tự xã hội tại các điểm đến; giải đáp và hướng dẫn khách du lịch thực hiện theo đúng qui định về an toàn xã hội tại điểm đến).

Thứ bảy, tăng cường xúc tiến nâng cao hình ảnh của sản phẩm DLCĐ và LVHDLCĐ; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về giá trị của đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển du lịch và cách thức để họ vừa có thể bảo tồn vừa hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; hỗ trợ các công trình nghiên cứu về phát triển LVHDLCĐ trên cơ sở đó ban hành các văn bản hướng dẫn quản lí và hoàn thiện kế hoạch phát triển DLCĐ.

Thứ tám, gắn xây dựng LVHDLCĐ với xây dựng nông thôn mới nhằm kết hợp lồng ghép những chương trình, dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội cũng như giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Việc lựa chọn các làng để xây dựng LVHDLCĐ tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phải chú trọng đến yêu cầu vừa bảo đảm giữ gìn và giới thiệu sự đa dạng của văn hoá dân tộc vừa đảm bảo sự liên kết giữa các tua, tuyến du lịch, gắn với việc triển khai thực hiện các đề án, qui hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mai Thu Hà, Nguyễn Xuân Trường (2012), Báo cáo khoa học “Phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hà Giang: Thực trạng, vấn đề và giải pháp phát triển bền vững”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI “Khoa học Địa lý với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”, tập 2, trang 180 – 187. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nữ Ngọc Anh (2005), Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa. Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội

2. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2011), Niên giám thống kê 2010, Hà Giang 4. Nguyễn Đức Hoa Cương - Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô

hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Khoa Quản Trị Kinh doanh và Du lịch,

Trường Đại học Hà Nội.

5. Mai Thu Hà, Nguyễn Xuân Trường (2012), “ Phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hà Giang: Thực trạng, vấn đề và giải pháp phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI “Khoa học Địa lý với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Tô Duy Hợp (1999), Lý thuyết và phát triển cộng đồng, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 7. Tô Duy Hợp – Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, lý thuyết

và vận dụng, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

8. Lê Thùy Hương (2006), Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. IUCN – ITDR (2003), Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du

lịch cộng đồng ở Việt Nam.

10. Luật Du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.TS. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng – Du lịch sinh thái: Định

nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển, Huế.

12. TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng, lý thuyết và vận dụng. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2005), Báo cáo đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2005), Báo cáo đánh giá

hoạt động du lịch năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Hà Giang.

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2008), Báo cáo đánh giá

hoạt động du lịch năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Giang.

16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 ngành Du lịch

tỉnh Hà Giang, Hà Giang.

17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2011), Báo cáo đánh giá

hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Hà Giang.

18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2012), Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả hoạt động du lịch năm 2011, phương hướng nhiệm vụ

năm 2012, Hà Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (2008), Báo cáo sơ kết công tác xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà

Giang, Hà Giang.

20. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang (2007), Quy hoạch làng

văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Hà Giang.

21. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang, Tổng quan du lịch Hà Giang, tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010-2015, Hà Giang.

22. Tỉnh Ủy Hà Giang (2006), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

về đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2015, Hà Giang.

23. GS - TS. Lê Thông, PGS – TS. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch

Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

24. GS. Lê Thông chủ biên (2005), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam,

tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Xuân Trường (2012), “ Xây dựng chiến lược Marketing lãnh thổ nhằm thu hút du khách và thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI “Khoa học Địa lý với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”, NXB

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

26. PGS - TS Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Quỹ Châu Á Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội. 28. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thực

hiện đề tài khoa học "Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng ở Hà Giang", Hà Giang.

29. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (2008), Hội thảo du lịch cộng đồng

thực trạng và giải pháp phát triển bền vững, Hà Giang.

30. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang thời kỳ 2006- 2020, Hà Giang.

31. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (2011), Phát triển nguồn nhân lực du

lịch Hà Giang giai đoạn 2010- 2020 tầm nhìn 2030, Hà Giang.

32. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (2011), Xây dựng hệ thống làng văn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 131)