Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 77 - 78)

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2003 - 2010 và định hướng đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt xác định: “Văn hóa các dân tộc Hà Giang là tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch Hà Giang

phát triển”. Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ 13 về chủ trương chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ, xác định: “Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch hồ, du lịch văn hóa thể thao, xây dựng mạng lưới các điểm du lịch dịch vụ”.

Năm 2005, Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Hà Giang đã có quyết định chuyên đề số 01/NQ- TU về đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2015. Chương trình hành động số 35/CTHĐ- UB ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh Hà Giang về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2006-2015 trong đó có nội dung quan trọng: “Xây dựng các LVHDLCĐ tại các huyện (mỗi huyện 2-3 làng trở lên) để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân các dân tộc”.

Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án "Xây dựng hệ thống các

LVHDLCĐ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2015, định hướng 2020" theo đó

đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 45 làng văn hóa và năm 2020 có 88 làng văn hóa đi vào hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời, du lịch Hà Giang tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương trong định hướng phát triển từng thời kỳ, trong đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch… Đây chính là đòn bẩy, hành lang pháp lý cho du lịch Hà Giang phát triển nói chung, loại hình DLCĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 77 - 78)