Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 53 - 54)

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông. Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theo hình chữ “S” ngược.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy, sông Lô gặp sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Đây là nguồn cung cấp nước sông chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc), chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyển theo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã Tuyên Quang mới nhập vào sông Lô. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50km gần tới Mường Khương (Lào Cai). Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Nhìn chung, nguồn thủy văn của Hà Giang rất có giá trị kinh tế đặc biệt là giá trị du lịch với các điểm du lịch hấp dẫn và đầy hứa hẹn như: suối Cô

Tiên, hồ Noong ( thành phố Hà Giang), thác Thúy, hồ Quang Minh (huyện Bắc Quang), hồ km số 4, khu du lịch suối khoáng Thanh Hà (huyện Vị Xuyên)...

Nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, nhất là ở các huyện vùng cao núi đá. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 53 - 54)