Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Hà Giang

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 80 - 85)

Sử dụng phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), nguy cơ (threats) nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Hà Giang để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ yếu tố nội tại bên trong, cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những yếu tố từ bên ngoài.

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Sức hấp dẫn, mời gọi của địa danh du lịch mới trên bản đồ du lịch Việt Nam: Cột cờ Lũng Cú, Đồng Văn, cảnh quan đẹp và hùng vĩ của

- Xuất phát điểm du lịch của Hà Giang quá thấp, cơ sở vật chất nơi đây vẫn khá nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sông nho Quế và đèo Mã Pì Lèng; chợ vùng cao Hà Giang, chợ tình Khâu Vai, dinh vua Mèo ở Đồng Văn, những dãy núi đất hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau ở những huyện miền Tây (Hoàng Su Phì, Xín Mần), đặc biệt là cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

- Sức hấp dẫn của một vùng văn hóa đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc. Hà Giang là nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em như Mông, Dao, Pu Péo, Tày, Nùng, Pu Péo, Cờ Lao, La Chí, Bố Y… cùng chung sống qua bao thế hệ tích tụ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật vô cùng phong phú. Những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước, đặc biệt là văn hóa thích ứng và ứng xử với môi trường tự nhiên vùng cao nguyên đá của đồng bào dân tộc.

- Hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quảng bá ra thế giới và trong nước. Với những giá trị đặc sắc, cao

- Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất phong trào và chưa có chiều sâu, điển hình như việc đầu tư xây dựng dàn trải các làng văn hóa dân tộc tại các huyện, việc đầu tư các khu vui chơi giải trí ở thành phố Hà Giang rơi vào tình trạng đình đốn. - Du lịch Hà Giang chưa tạo được bản sắc riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu du lịch cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có ấn tượng.

- Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu và chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có số ít có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyên đá Đồng Văn đã được tổ chức GGN (Global Geoparks Network - Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu thuộc UNESSCO) họp ngày 3/10/2010 tại Lesvos (Hy Lạp) công nhận là Công viên địa chất quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương và địa phương đến phát triển du lịch Hà Giang. Theo quy hoạch phát triển du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030, để tập trung ưu tiên phát triển các khu du lịch quốc gia, từ năm 2013 đến năm 2015, Tổng cục Du lịch phối hợp với các địa phương sẽ lập quy hoạch cho 10 khu du lịch trọng điểm quốc gia, trong đó có Công viên Địa chất Đồng Văn (Hà Giang).

- Môi trường sống an toàn và ổn định, người dân thân thiện. Cộng đồng các dân tộc vùng cao đa dạng, đa bản sắc văn hóa, hiếu khách, trung thực cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thỏa mái và thư giãn đối với du khách.

ngoài.

- Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng bộ các tuyến, điểm du lịch và phát huy thế mạnh của mỗi địa phương còn yếu.

- Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, mức sống thấp, trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương theo hướng DLCĐ.

- Việc khai thác tài nguyên khoảng sản và thủy điện không theo quy hoạch tổng thể và chưa được quản lý tốt và nên ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ hội (Opportunity) Thách thức (threats)

- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Giang ngày càng tăng mạnh.

- Việc gia nhập vào tổ chức WTO đem đến cho Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Hà Giang có biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc. Do tính chất về vị trí địa lí này nên Hà Giang có nhiều cửa khẩu như Thanh Thủy (đã quy hoạch thành khu kinh tế cửa khẩu), Săm Pun, Phó Bảng, Xín Mần…Đây là một thuận lợi để Hà Giang có thể mở rộng giao lưu kinh tế và thu hút nguồn khách du lịch từ nước bạn (Trung Quốc).

- Các dự án đầu tư của quốc tế và nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị Công viên địa chất Đồng Văn, quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Thanh

- Hội nhập và phát triển du lịch tạo nguy cơ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sự mai một, lai căng văn hóa dẫn đến nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa. Ngoài ra, phát triển du lịch có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

- Do là tỉnh miền núi cao, Hà Giang thường gánh chịu nhiều tai biến thiên nhiên như: lũ quét và sạt lở đất, giá rét và băng giá, đặc biệt là tình trạng thiếu nước trầm trọng ở khu vực cao nguyên đá… làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.

- Giải quyết bài toán lợi ích giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội là vấn đề nan giải đối với Hà Giang, điều này thể hiện qua việc khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện thời gian qua.

- Sự quảng bá và cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của các tỉnh và địa phương lân cận. Điều này đòi hỏi Hà Giang cần đặt vấn đề liên kết vùng và chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thủy, các làng văn hóa dân tộc, sự cải thiện của hệ thống đường giao thông là những cơ hội to lớn của Hà Giang trong phát triển du lịch.

- Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của Hà Giang.

- Tình hình chính trị - xã hội đất nước ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chƣơng 2

Hà Giang là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng (trong đó có loại hình DLCĐ) nhưng chưa được khai thác đúng mức. Nổi bật lên một số tiềm lực cần được chú trọng khai thác của Hà Giang là: con người, văn hóa dân tộc và TNTN. Để góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội toàn tỉnh, một việc không thể bỏ qua là cần phát triển du lịch một cách bền vững và có quy hoạch cùng với sự hỗ trợ về vốn để phát triển hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống cấp thoát nước, tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang phát triển. Bên cạnh đó, Hà Giang cần có các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên để môi trường luôn trong lành, hấp dẫn mọi du khách khi đặt chân đến vùng đất địa đầu của Tổ quốc này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 80 - 85)