Bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 41)

DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 với những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ. Vào đầu những năm 1990, thị trường du lịch được mở để đón khách du lịch từ phương tây, dần dần là khách nội địa. Hòa Bình (Bản Lác ở Mai Châu) là nơi đầu tiên ở Bắc Bộ hoạt động DLCĐ. Ở miền Nam, đảo Thoi Son ở Tiền Giang và Vĩnh Long đã tiếp đón khách du lịch của Đông Âu ngay từ năm 1985. Vào cuối những năm 1990, theo dòng phát triển của khách quốc tế đến từ Tây Âu và Bắc Mĩ, DLCĐ được khởi xướng ở miền Bắc tại Sapa, một điểm du lịch giàu có về di sản văn hóa của các dân tộc ít người. Sau đó, DLCĐ được mở rộng tới các vùng gần Hội An và Huế, vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long Xuyên, Châu Đốc tại An Giang…

Ngày 22-23/5/2003, tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Viện nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch Việt Nam đã tổ chức hội thảo về DLCĐ. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 80 thành viên và những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mục tiêu của hội thảo là thảo luận đưa đến thống nhất về khái niệm DLCĐ dựa trên bối cảnh thực tế tại Việt Nam, đồng thời tạo ra một diễn đàn trao đổi ý kiến và các bài học kinh nghiệm nhằm phát triển DLCĐ tại Việt Nam.

Hiện nay, DLCĐ đang là một loại hình du lịch rất được các địa phương chú ý, nhất là các tỉnh có dân tộc thiểu số sinh sống.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 41)