Địa hình và cấu trúc địa chất

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 49 - 51)

Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh từ 800-1200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

.

(Nguồn: Tác giả biên tập)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hà Giang là một tỉnh có địa hình khá phức tạp, có thể chia 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang. Tương phản với hành lang cao của Hà Giang là 2 thung lũng lớn: Bắc Quang - Cốc Pài ở phía tây nam và Sâu Dang ở phía bắc (thuộc đất Trung Quốc). Với địa hình đa dạng núi đá cao đồ sộ xen kẽ giữa thung lũng và những dòng sông uốn lượn quanh co theo chân núi, tất cả tạo nên sức hấp dẫn cho khách du lịch tới đây thám hiểm, thưởng ngoạn cảnh sông nước mây trời nơi địa đầu Tổ quốc.

Theo khảo sát của các nhà khoa học Viện địa chất, vùng cao nguyên đá vôi Đồng Văn có 11 hệ tầng (các tầng địa chất) gồm: Chang Pung, Lutxia, Sika, Làng Xảng, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Sông Hiến và Hồng Ngài. Về cổ sinh (sinh vật cổ) có 17 nhóm hóa thạch được phát hiện rất đa dạng, phong phú về giống, loài gồm: Tay cuộn, Bọ ba thùy, Cá cổ, thực vật thủy sinh, San hô vách đáy, San hô 4 tia, San hô Lỗ tầng, Răng nón, Trùng lỗ, Vỏ nón, Hai mảnh vỏ, Chân bụng, Chân đầu, động vật dạng rêu, Huệ biển và Tảo. Các hóa thạch cổ sinh vật này đã giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất khu vực Đông Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc nói chung. Từ năm 2003 đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp với các nhà Hang động học của Vương quốc Bỉ tiến hành khảo sát, nghiên cứu về hang động trên khu vực cao nguyên Đồng Văn. Kết quả sơ bộ phát hiện tại huyện Đồng Văn có 20 hang, Mèo Vạc có 37 hang và 5 hang ở huyện Yên Minh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)