Các di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 58 - 63)

Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, từ lâu đã nổi tiếng như một vùng “phên dậu” của đất nước qua các thời kì lịch sử. Quá trình lịch sử ấy đã để lại trên mảnh đất địa linh này nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị.

2.3.1.1. Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn)

Cột cờ Lũng Cú cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 24 km. Đây là điểm du lịch mang ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng đối với khách du lịch nội địa. Đỉnh Lũng Cú được ví như “Vầng trán kiêu hãnh của Tổ Quốc”, đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước. Đứng trên đỉnh Lũng Cú có thể nhìn bao quát cảnh quan xung quanh thể hiện cảnh quan rất đẹp và hùng vĩ.

Cột cờ cao 29,5 m, có hình dáng cột cờ Hà Nội: chân, bệ có 6 mặt phù điêu mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Cán cờ cao 9m, lá cờ Tổ Quốc có chiều dài 9m, chiều rộng 6m, diện tích 54m2 tung bay trên đỉnh núi rồng lộng gió tượng trưng cho 54 dân tộc anh em biệt, là biểu tượng sức mạnh, lòng tự tôn, tự hào, tinh thần kiêu hãnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Đường lên đỉnh núi cột cờ được xây lại gồm 283 bậc theo lối cũ, đồng thời xây mới thêm 283 bậc đi xuống. Thân cột cờ có hệ thống cầu thang bộ lên đỉnh. Việc đầu tư xây dựng cột cờ quốc gia Lũng Cú có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao, khẳng định về mặt chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lũng Cú nằm trên đỉnh của Cao nguyên đá Đồng Văn. Đứng ở chân cột cờ phóng tầm mắt bao quát ra vùng biên giới của Tổ Quốc Việt Nam. Xa xa là bản Lô Lô và con sông Nho Quế uốn lượn, phân chia ranh giới Việt -Trung.

2.3.1.2. Phố cổ Đồng Văn

Thị trấn Đồng Văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1000m - 1600m so với mực nước biển, cách thành phố Hà Giang 160 km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc hàng trăm năm tuổi với một vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm.

Phố cổ nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Văn (xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang). Khi mới hình thành đầu thế kỷ XX, khu phố này chỉ gồm vài gia đình người Mông, Tày, Hoa sinh sống. Khi vào đây chiếm đóng, người Pháp có những quy hoạch lại và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn xây bằng đá trong những năm 1920, gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay. Chợ phiên Đồng Văn họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Vì vậy mà cứ các tối thứ 7 trước phiên chợ từng đôi trai, gái người Dao, Mông…lại đưa nhau về đây dạo chơi, thổi kèn, uống rượu và múa hát.

Từ năm 2006, huyện Đồng Văn đã tổ chức “Đêm phố cổ” vào các ngày 14,15,16 âm lịch hàng tháng. Trong “Đêm phố cổ” các hộ dân ở đây đều treo đèn đỏ, đồng thời tổ chức một số hoạt động mang đậm bản sắc khác như trưng bày thổ cẩm dân tộc, trình diễn và bày các món ăn truyền thống của các dân tộc với kỳ vọng thu hút khách du lịch giống như cách người Hội An đã làm.

2.3.1.3. Dinh họ Vương

Dinh họ Vương nằm trên địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24 km. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đường vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1m, cao từ 2,5 đến 3m. Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai tường thành rộng khoảng 50m, được trồng cây.

Dinh có 10 ngôi nhà, 6 ngôi nằm cùng một hướng, 4 ngôi kia nằm theo hướng khác. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng. Các ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý từ cột, kèo, sàn, vách. Mái nhà lợp bằng ngói máng. Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Các bức chạm trên đá, trên gỗ cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ. Công trình đã được xếp hạng di tích và bảo vệ từ năm 1993. Di tích này đáng để bạn dừng chân và quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.

2.3.1.4. Tiểu khu Trọng Con

Tiểu khu Trọng Con cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía Nam ở tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang (đã được Nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là Tiểu khu Trọng Con. Tiểu khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang. Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của Tỉnh Hà Giang. Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai. Tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng ở Hà Giang trong những thời kỳ lịch sử sau này.

2.3.1.5. Di tích lịch sử Kỳ Đài

Di tích nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang, nơi đây ngày 27/3/1961 đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vinh dự được đón Bác Hồ tới thăm và nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyện thân mật. Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển.

2.3.1.6. Căng Bắc Mê và hồ thủy điện Na hang - Bắc Mê

Căng Bắc Mê là di tích lịch sử nằm trên địa phận Bản Sáp, Yên Phú, Bắc Mê, ở điểm cuối của quốc lộ 34 Hà Giang- Bắc Mê. Năm 1938, thực dân Pháp lợi dụng nơi này lập trại giam để giam giữ các đồng chí cách mạng bị bắt nhưng chưa bị kết án, trong đó có đồng chí Xuân Thủy, Lê Giản, Nguyễn Văn Ngọc. Đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách.

Ngoài các di tích tiêu biểu trên, theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang có 24 di tích các loại được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, có các di tích khảo cổ được các nhà sử học Trung ương phát hiện với nhiều di vật còn lại cách đây hang vạn năm như: Di chỉ Đồi Thông, hang Đán Cun, hang Nà Chảo, hang Khuối Nẩng… Đây được coi là những di tích quan trọng minh chứng cho sự có mặt từ lâu đời của người Việt cổ tồn tại trên mảnh đất này.

Bảng 2.2. Bảng thống kê di tích đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

( Tính đến tháng 11 năm 2012)

STT Tên di tích Loại di tích Địa bàn

(huyện)

Cấp xếp hạng

1 Căng Bắc Mê Lịch sử CM Bắc Mê Quốc gia

2 Kiến trúc nhà dòng họ Vương

Kiến trúc Đồng Văn Quốc gia

3 Chuông và bia chùa Sùng Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Kỳ Đài Lịch sử TP Hà Giang Quôc gia

5 Tiểu khu Trọng Con Lịch sử CM Bắc Quang Quốc gia

6 Hang Đán Cúm Khảo cổ Bắc Mê Quốc gia

7 Hang Nà Chảo Khảo cổ Bắc Mê Quốc gia

8 Chuôn chùa Bình Lâm Văn hóa Vị Xuyên Quốc gia

9 Bãi đá cổ Nấm Dẩn Danh lam

thắng cảnh

Xín Mần Quốc gia

10 Cột cờ Lũng Cú Lịch sử Đồng Văn Quốc gia

11 Mã Pì Lèng Danh lam

thắng cảnh

Mèo Vạc Quốc gia

12 Phố cổ Đồng Văn Kiến trúc Đồng Văn Quốc gia

13 Núi đôi Quản Bạ Danh lam

thắng cảnh

Quản Bạ Quốc gia

14 Chùa Nậm Dầu Khảo cổ Vị Xuyên Quốc gia

15 Thác tiên đèo gió Danh lam

thắng cảnh

Xín Mần Quốc gia

16 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Danh lam thắng cảnh Hoàng Su Phì Quốc gia 17 Đền Trần Lịch sử VH Bắc Quang Cấp tỉnh 18 Đền Chúa Bà Lịch sử VH Bắc Quang Cấp tỉnh

19 Chợ tình Khâu Vai Lịch sử VH Mèo Vạc Cấp tỉnh

20 Nàn Ma ( Nơi đội văn công trung đoàn 148 hi sinh)

Lịch sử Xín Mần Cấp Tỉnh

21 Đền Mẫu Lịch sử CM TP Hà Giang Cấp Tỉnh

22 Đồn Pố Lũng Lịch sử VH H. Su Phì Cấp tỉnh

23 Đền Thần Hoàng Lịch sử VH Xín Mần Cấp tỉnh

24 Đình Mường Lịch sử VH Xín Mần Cấp tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)