Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 37 - 41)

1.2.2.1. Tác động tới mức độ phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư

Việc thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khi du khách đến và tham gia DLDVCĐ tại các địa phương, sẽ mang lại một nguồn thu nhập lớn cho chính cộng đồng tại địa phương đó. Hầu hết các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịch đều được cung ứng từ người dân tại địa phương, đó là lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại. Tuy nhiên, thu nhập do DLCĐ mang lại có nhiều tính chất ưu việt so với các hình thức du lịch khác, do người dân địa phương sẽ là người hưởng lợi đầu tiên chứ không phải là các công ty du lịch hay các đối tượng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DLCĐ không chỉ mang lại nguồn thu tạm thời cho người dân mà hứa hẹn một nguồn thu ổn định về lâu dài. Khác với các hình thức du lịch khác, chính vì DLCĐ chia sẻ lợi ích cho người dân, do đó DLCĐ cũng đặt trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên môi trường lên vai họ. Phân tích sâu hơn về khía cạnh lợi ích kinh tế thì việc phát triển DDVCĐ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm (có thể là việc làm ổn định hoặc việc làm thêm lúc nhàn rỗi). Mặt khác, phát triển DLCĐ còn kéo theo hàng loạt sự phát triển của những ngành khác như: ngành nông nghiệp (khi lượng du khách đến địa phương tăng kéo theo việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng cao đột biến. Do đó nền nông nghiệp của địa phương cũng sẽ phải phát triển theo để đáp ứng kịp nhu cầu cả về số lượng và chất lượng thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, hay cho chính cộng đồng để phục vụ du khách, ngành xây dựng (trong khoảng thời gian đầu phát triển DLCĐ, cộng đồng địa phương rất cần xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, công trình thoát nước, công trình vệ sinh,...), ngành giao thông vận tải (khi lượng khách du lịch tăng lên nhu cầu về việc di chuyển của du khách cũng tăng cao).

Vì vậy, hình thức DLCĐ là một hình thức du lịch đem lại sự bền vững về mặt kinh tế cho các địa phương. Để đánh giá tình trạng kinh doanh và các lợi ích kinh tế từ DLCĐ mà địa phương khai thác được, người ta đề xuất bộ tiêu chí về kinh tế:

- Kinh doanh du lịch: Lượng du khách đến địa phương hàng năm; đánh giá của du khách về giá cả/ giá trị: bao gồm sản phẩm và mức độ hấp dẫn của DLCĐ địa phương; lai lịch du khách và thời gian lưu trú tại địa phương; phân loại du khách, tỷ lệ du khách qua trở lại; chi phí marketing của doanh nghiệp; số kênh marketing hiện có và tỷ lệ % du khách biết được thông tin này.

- Lợi ích việc làm và thu nhập: Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp do DLCĐ tạo ra; tỷ lệ người dân địa phương tham gia vào DLCĐ; thu nhập do DLCĐ đem lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tăng trưởng kinh tế cho địa phương: Doanh thu trực tiếp và gián tiếp từ DLCĐ; Tỷ lệ các hộ gia đình được hưởng lợi từ DLCĐ; tỷ lệ doanh thu từ khách nội địa và quốc tế.

1.2.3.2. Tính ổn định và phát triển của văn hóa - xã hội tại địa phương

Văn hóa là một tài nguyên vô cùng quý giá trong DLCĐ. Khách du lịch thường muốn tìm hiểu và hòa mình vào các hoạt động văn hóa của chính địa phương và DLCĐ tạo nên sự giao thoa giữa các nền văn hóa với nhau. Do vậy, việc đánh giá tính ổn định và sự phát triển của VH- XH tại địa phương là rất cần thiết. Việc đánh giá kịp thời sẽ cho biết sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài đến với nền VH - XH tại địa phương. Để rồi dựa vào đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.

Có thể thấy rằng, khi có nguồn TNTN và văn hóa sẽ thu hút du khách đến và tạo ra thu nhập cho cộng đồng. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách. Khi đó cộng đồng sẽ nhận ra rằng họ mất đi sự độc đáo về văn hóa thì nguồn hấp dẫn khách du lịch của họ sẽ bị giảm dần, kéo theo thu nhập của họ giảm xuống. Để điều đó không xảy ra thì cộng đồng sẽ phải tích cực tham gia vào các hoạt động để bảo tồn nguồn văn hóa đặc sắc của chính họ. Phát triển DLCĐ tức là dần dần trao trách nhiệm vào tay cộng đồng người dân. Do họ là người hưởng lợi đầu tiên nên đó sẽ là động cơ để họ tham gia bảo tồn chính bản sắc văn hóa của mình. Không chỉ có vậy, khi quyền tự quyết của cộng đồng được đề cao nó sẽ là trách nhiệm và sự cam kết của cộng đồng cho vấn đề bảo tồn văn hóa. Từ đó, có thể nhận thấy rõ DLCĐ khuyến khích cá thể trong cộng đồng chung tay bảo vệ các giá trị văn hóa, dưới góc độ động cơ về kinh tế. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, DLCĐ không chỉ mang đến sự bảo tồn tạm thời, mặt khác, do sự bảo tồn đó, các thế hệ sau sinh ra tại địa phương được tiếp cận nhiều hơn với văn hóa truyền thống. Do đó có nhận thức sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa và có một động cơ tốt hơn để chung tay bảo vệ các nét văn hóa đó. Điều này mới thực sự mang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại sự bền vững về VH- XH trong dài hạn. Khảo sát tình trạng VH - XH của cộng đồng thực hiện DLCĐ trên cơ sở tiêu chí sau:

- An sinh xã hội: Chia sẻ lợi ích từ DLCĐ, giảm khoảng cách giàu nghèo; bình đẳng giới tại địa phương khi phát triển DLCĐ; tỷ lệ số vụ vi phạm pháp luật của người dân ở địa phương so với trước khi có DLCĐ.

- Bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể: Các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian; trình độ văn hóa của dân cư địa phương; công tác bảo tồn di tích, văn hóa truyền thống.

1.2.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường

Nhu cầu du lịch của du khách là muốn nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh đẹp và có môi trường trong lành, điều đó đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường trên toàn cầu như hiện nay thì việc phát triển DLCĐ là một trong những giải pháp khả thi góp phần vào việc giáo dục cả du khách lẫn cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường. Cộng đồng dân cư thì nhận thức được rằng khi giữ gìn môi trường là họ đang giữ gìn chính môi trường sống của họ, thu nhập của gia đình họ. Họ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường ô nhiễm. Họ cũng có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình trước tác động có hại của du khách.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong các tour DLCĐ giúp thay đổi và cải thiện đáng kể nhận thức của các bên đang khai thác DLCĐ ở địa phương trong vấn đề cần phải bảo vệ môi trường vì chính lợi ích của mình. Để đánh giá mức độ bảo tồn môi trường sau khi áp dụng DLCĐ vào địa phương, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng các tiêu chí sau:

Nhận thức của người dân về vệ sinh - môi trường; nhận thức của du khách về rác thải; chi phí cho xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của địa phương và doanh nghiệp; ngân sách nhà nước đầu tư cho vệ sinh môi trường; sự thay đổi tỷ lệ che phủ rừng trước và sau khi phát triển DLCĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. Thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hà giang theo hướng bền vững (Trang 37 - 41)