III Tình hình cán bộ nhân viên
PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI, TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ NHU CẦU VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG THỜI GIAN TỚ
TRONG NƯỚC VÀ NHU CẦU VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động giá vàng, giá đô la tăng giảm liên tục, giá dầu mỏ leo thăng kéo theo hệ lụy ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dự đoán còn kéo dài trong vài năm tới. Điều này đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới. Chính vì thế từ năm 2010 đến đầu năm 2012 nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Thứ nhất hệ thống tiền tệ vận hàn trục trặc, khủng hoảng nợ công châu Âu làm rung chuyển hệ thống toàn cầu, chỉ số tín nhiệm của nhiều nước bị hạ bậc, nhất là các nước châu Âu. Thứ hai khó khăn kinh tế đã gây ra khủng hoảng chính trị tại nhiều quốc gia. Thứ ba chỉ tiêu tăng trưởng GDP bị điều chỉnh hạ thấp liên tục. Nếu như năm 2010 tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới là gần 5% thì năm 2011 mức tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới hạ xuống ở mức 3%. Theo nhận định của chuyên gia Mark Vitner của ngân hàng Well Fargo thì năm 2012 nền kinh tế thế giới có nhiều điểm giống năm 2011. Nền kinh tế thế giới trong tương lai có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước. Cuộc khủng hoảng nợ công đẩy nhiều nước đến bờ vực phá sản, thậm chí đe dọa đẩy thế giới vào vòng xoáy của một cuộc suy thoái mới và mất ít nhất 5 – 10 năm mới có thể phục hồi. Theo chuyên gia Nigel Gault từ HIS Insight cho rằng “tình hình khối đồng tiền chung châu Âu sẽ là mối đe dọa lớn nhất đến kinh tế thế giới. Hai nền kinh tế lớn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế các nước trên thế giới đó là nền kinh tế của Mỹ và nền kinh tế khu vực Châu Âu. Trong hai nền kinh tế này thì nền kinh tế của Mỹ đang có chiều hướng phục hồi, tuy nhiên nền kinh tế khu vực châu Ân đang có chiều hướng đi xuống. Sự thay đổi này có tác động lên nền kinh tế các nước trên thế giới. Năm 2011, kinh tế Mỹ có một số tín hiệu tích cực như: chỉ số ISM sản xuất tháng 12 đạt 53,9 điểm, cao hơn kỳ vọng 53,3 điểm cũng như mức tháng 11 là 52,7 điểm, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV tăng từ 1,8% lên 2,8%. Ngoài ra, số liệu về việc làm đã tạo niềm tin cho nền kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp giảm về 8,5% từ mức 8,7% trước đó, thay đổi việc làm phi nông nghiệp cũng tăng lên 200 nghìn người từ mức 100 nghìn người. Nhưng nhìn tổng thể bức tranh kinh tế chung của cả năm 2011 và tình trạng suy thoái kép được cho là đã bắt đầu. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn là vấn đề nan giải. Khác với nền kinh tế Mỹ thì nền kinh tế châu Âu năm 2011 lại rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công. Trước tình trạng đó, EU và các quốc gia thành viên tiếp tục có nhiều biện pháp khắc phục thực trạng này. Ngày
03/11/2011, ECB hạ lãi suất cơ bản đồng euro xuống mức 1,25% khi khủng hoảng nợ công Châu Ân căng thẳng hơn. Ngày 20/11/2011 EU đã nhất trí chỉ tăng ngân sách năm 2012 khoảng 2%, tương đương với 174 tỷ USD so với mức đề nghị 5%. Nhiều quốc gia Châu Âu tiếp tục những biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách và đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu kinh tế. EBA vào đầu tháng 12 đã đề nghị các ngân hàng Châu Âu phải bổ sung thêm 114,7 tỷ euro để có thể đứng vững trong cuộc khủng hoảng công. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa cho thấy kết quả tích cực. Năm 2011 cho thấy kinh tế EU gặp nhiều khó khăn với nguy cơ lớn nhất rơi vào khối thành viên khu vực đồng Euro. Các định chế và các tổ chức tài chính lớn như IMF, EIU, HSBC, Fitch đều có dự đoán chung kinh tế khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục giảm vào các năm tới. Khác với nền kinh tế khu vực châu Âu thì châu Á được dự đoán trong thời gian tới sẽ giữ vai trò thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Trong khi kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn mà có thể kéo theo kinh tế toàn cầu sụt giảm năm 2012 thì tại châu Á và Trung Quốc nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Theo nhận định của tổng biên tập tờ The Economist thì Trung Quốc sẽ tiến gần đến vị trí của Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đồng nhân dân tệ sẽ sớm cùng với USD trở thành đồng tiền toàn cầu. Nếu khu vực đồng tiền Euro tan rã thì sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Bộ phận kinh tế của The Economist nhận định: “nếu khu vực đồng tiền Euro tan rã trong hai năm tới thì khả năng tác động xấu lên tới 40%, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào khủng hoảng. Lạm pháp tiếp tục tăng trong năm 2012 này. Theo tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings thì mức lạm pháp của các nền kinh tế mới nổi châu Á trong khoảng từ 4,7% lên 4,9%. Điều này làm người tiêu dùng tại các quốc gia trên thế giới thắt chặt chi tiêu. Mức tiêu dùng trên hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ của người dân các nước đều bị suy giảm. Nhu cầu về tổ chức sự kiện tại các nước cũng có chiều hướng giảm thiểu tối đa chi phí tổ chức sự kiện. Mọi nhu cầu tổ chức sự kiện hầu như đều theo chiều hướng chủ sự kiện chịu bỏ ra chi phí ít hơn để tổ chức sự kiện.