Khái quát về tình hình kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 68 - 69)

III Tình hình cán bộ nhân viên

PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

3.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế trong nước

Năm 2011 lạm pháp trong nước tăng cao. Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm 2010 lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008.Trước tình hình trên, chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ - CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm.

Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011). Với tỷ lệ lạm phát 18,13% nếu không tính năm 2008 thì năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992 đến nay. Nếu so với mức lạm phát của tháng 11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và 27,7%. Giá các loại hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, điện, than... trước nay được nhà nước trợ giá giờ dần thực hiện xóa bỏ trợ giá. Điều này kéo theo hệ lụy tăng giá hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng. Mức thu nhập của người dân tăng nhưng tăng không bằng lạm pháp. Thị trường tiêu dùng các dịch vụ nước ta năm 2011 được đánh giá là thị trường trầm. Những tháng đầu năm 2012, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhiều công ty đang đứng trên bờ vực phá sản. Để tồn tại, các công ty phải cắt giảm chi phí hoạt động kinh doanh của mình tới mức tối thiểu nhất. Chính vì vậy, khoản chi phí các doanh nghiệp bỏ ra cho tổ chức sự kiện giảm. Điều này dẫn đến, các doanh nghiệp khi có nhu cầu tổ chức sự kiện đều cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét mặt nhận được từ sự kiện với chi phí bỏ ra từ đó đưa ra quyết định có nên tổ chức sự kiện này hay không.Từ đầu năm 2012 đến nay giá xăng dầu tăng cao khiến các mặt hàng tăng giá. Chính vì vậy đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, chủ sự kiện cân nhắc các nhu cầu tổ chức sự kiện của mình. Trước những sự kiện họ có nhu cầu, họ cân nhắc có nên tổ chức hay không, giữa chi phí bỏ ra với kết quả kỳ vọng mang lại. Chính vì thế họ sẽ cân nhắc xem tự mình tổ chức hay thuê đơn vị chuyên tổ chức sự kiện. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhu cầu tổ chức sự kiện có thể giảm. Các doanh nghiệp ngày càng không ngừng tìm mọi biện pháp tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp để tồn tại trước thương trường khốc liệt. Một chi phícác doanh nghiệp nghĩ đến để giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp mình đó là chi phí bỏ ra cho tổ chức sự kiện. Tình hình lạm pháp trong nước được dự báo vẫn tiếp tục kéo dài hàng chục năm nữa. Người dân và mọi đơn vị tổ chức, doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp cắt giảm chi tiêu. Muồn tồn tại lâu dài trong xã hội các doanh nghiệp tổ chức sự kiện phải biết tối thiểu hóa chi phí đồng thời tìm các hướng đi tìm kiếm thị trường mới cho hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của mình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w