Công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 41 - 45)

KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

2.2.1Công tác nghiên cứu thị trường

Do thị trường kinh doanh ngày càng khốc nghiệt. Doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi nắm vững nhu cầu hiện tại của thị trường. Điều này không phải tự dưng mà có. Muốn nắm được nhu cầu hiện tại của thị trường thì công tác nghiên cứu thị trường là điều tất yếu đối với công ty. Bởi nhu cầu của khách hàng, của thị trường luôn luôn thay đổi. Tùy vào từng thời gian mà nhu cầu của khách hàng là khác nhau. Mà mục đích kinh doanh trên thị trường của các doanh nghiệp thương mại nói chung và của công ty nói riêng đó là kinh doanh nhằm thu lợi nhuận từ việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Công ty phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng cho khu vực thị trường mình kinh doanh. Mà thị trường chính ở đây chính là địa bàn Hà Nội. Muốn nghiên cứu thị

trường hiểu rõ nhu cầu thị trường thì đòi hỏi các cán bộ nhân viên phải nắm vững nghiệp vụ Marketing. Hoạt động công tác nghiên cứu thị trường do các phong báo chí – sự kiện 1 thực hiện. Đội ngũ cán bộ nhân viên trong phòng này có trình độ đại học và cao đẳng. Đội ngũ nhân viên này nắm vững các cơ sở lý thuyết bốn tham số P: sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh, giá cả sản phẩm của mình và của cả đối thủ cạnh tranh, tham số phôi phối dịch vụ và các phương tiện xúc tiến công ty cần sử dụng nhằm nâng cao thương hiệu của mình, tạo thói quen nhớ tới công ty trong lòng khách hàng. Sau khi nghiên cứu thị trường các cán bộ nhân viên này trong công ty sẽ xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, dự đoán nhu cầu về tổ chức sự kiện trên địa bàn trong tương lai gần trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ xem xét kết quả điều tra thị trường của nhân viên từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh, hướng kinh doanh phổ biến đến toàn bộ nhân viên trong công ty. Đây chính là các xây dựng chiến lược kinh doanh theo phương pháp hỗn hợp. Phương pháp hỗn hợp xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty đã dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn phù hợp với công cụ phân tích logic sẽ đảm bảo cho chiến lược kinh doanh của công ty có tính khả thi và hiệu quả cao.

Các thông tin về nghiên cứu thị trường được cán bộ nhân viên phụ trách thực hiện thông qua hai hướng đó là nghiên cứu tại phòng và nghiên cứu thực tế.

Nghiên cứu tại phòng: Các thông tin về thị trường được các nhân viên thu thập qua các tài liệu như: sách báo, tạp chí, niên giá thống kê và các tài liệu liên quan đến tổ chức sự kiện. Cán bộ nhân viên phân tích đánh giá nhu cầu tổ chức sự kiện tại Hà Nội và các địa bàn lân cận trong tương lai qua các tài liệu số liệu công ty hiện có sau khi tham gia tổ chức các sự kiện đã thực hiện, các tài liệu từ các nguồn bên ngoài.

Nghiên cứu thực tế: Khi đó các cán bộ nhân viên trực tiếp đi điều tra thị trường, khách hàng tại các địa điểm chủ yếu trên địa bàn Hà Nội. Các phương pháp nhân viên công ty đã thực hiện khi nghiên cứu thực tế nhu cầu thị trường đó là: lập bảng hỏi, thực tiếp hỏi về nhu cầu tổ chức sự kiện của một nhóm người, một nhóm tổ chức. Khả năng các cá nhân, tổ chức muốn sử dụng công cụ quảng cáo tổ chức sự kiện khi muốn khuếch chương thương hiệu của mình. Các cán bộ nhân viên điều tra đối tượng sẽ sử dụng loại hình tổ chức sự kiện nào khi có nhu cầu tổ chức sự kiện. Các nhân viên được phân công nghiên cứu thị trường của công ty sẽ tìm hiểu về mong muốn, nhu cầu của đối tường khách hàng các loại hình tổ chức sự kiện công ty đang khai thác. Tìm hiểu về văn hóa, luật lệ của từng địa phương công ty tham gia tổ chức sự kiện. Điều này sẽ giúp cho sự kiện công ty tổ chức sẽ bám sát nhu cầu của đối tượng nhận tin. Đồng thời nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra phương án phát triển phù hợp nhằm giúp công ty đánh bại đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn giúp công ty học

tập được những kinh nghiệm tổ chức sự kiện thành công của đối thủ. Qua các số liệu thực tế thu thập được họ sẽ lập báo cáo tình hình thị trường, tình hình khách hàng cho cấp trên và từ đó cấp trên sẽ ra quyết định tiếp theo trong kinh doanh.

Bảng 2.1 Chi phí dành chi hoạt động nghiên cứu tại phòng

STT Chỉ tiêu chi phí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (1000 VNĐ) % Số tiền (1000 VNĐ) % Số tiền (1000 VNĐ) % 1 Báo, tạp chí 49.485 19,99 39.341 20 27.628 25,12 2 Sách 50.815 20,53 42.370 21,54 26.891 24,45 3 Mua từ đơn vị thống kê 98.863 39,94 73.016 37,12 38.571 35,07 4 Tài liệu mua ngoài từ công

ty tổ chức sự kiện khác 22.674 6,16 17.172 8,73 10.833 9,85 5 Tài liệu liên quan nội bộ 25.695 10,38 24.804 12,61 6.060 5,51 6 Tổng số 247.532 100 196.703 100 109.984 100

(Nguồn: Phòng hành chính, kế toán, thiết kế, biên tập của công ty CPSKTTVN) Dựa vào bảng số liệu ta thấy chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu tại phòng chủ yếu dành cho chi phí từ dành cho mua từ đơn vị thống kê, báo tạp chí tiếp đó là sách, ít nhất là chi phí dành cho tài liệu liên quan nội bộ. Nguyên nhân là tài liệu từ đơn vị thống kế cung cấp được đơn vị đó thu thập một cách chuyên nghiệp. Chính vì vậy chi phí họ yêu cầu để cung cấp cho công ty cũng không hể nhỏ. Muốn có được số liệu này công ty phải bỏ ra một phần trong tổng số lượng chi phí dành cho công tác nghiên cứu tại phòng của công ty. Báo, tạp chí cũng có chi phí lớn đứng thứ hai trong tổng chi phí công ty dành cho công tác nghiên cứu thị trường tại phòng. Nguyên nhân là do báo và tạp chí là hai đối tượng luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chất về đối tượng khách hàng của công ty. Báo và tạp chí thường được phát hành theo số có tính liên tục. Chính vì vậy muốn có được những thông tin về nhu cầu khách hàng và xu thế thị trường cập nhật lấy từ báo và tạp chí công ty cũng phải bỏ ra một lượng lớn chi phí trong tổng số chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu tại phòng. Cụ thể chi phí mua từ đơn vị thông kê lần lượt các năm 2009, 2010, 2011 chiếm 39,94%; 37,12%; 35,07% so với tổng chi phí dành cho nghiên cứu tại phòng. Cụ thể lượng tiền bỏ ra cho hoạt động này lần lượt các năm 2009, 2010, 2011 là 98.863.000 đồng, 73.016.000 đồng, 38.571.000 đồng. Chi phí từ báo, tạp chí các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 49.485.000 đồng, 39.341.000 đồng, 27.628.000 đồng với tỷ lệ tương ứng chiếm 19,99 %; 20 %; 25,12 % so với tổng

chi phi dành cho nghiên cứu thị trường tại phòng. Chi phí liên quan nội bộ chiếm tỷ lệ % so với tổng chi phí dành cho nghiên cứu thị trường tại phòng ít nhất là do lượng tài liệu này thường được tích lũy từ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, chi phí dành cho hoạt động này là ít nhất. Cụ thể chi phí này các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 25.695.000 đồng, 24.804.000 đồng, 6.060.000 đồng với tỷ lệ tương ứng là 10,38%; 12,61%; 5,51% so với tổng chi phí nghiên cứu thị trường tại phòng.

Bảng 2.2 Chí phí dành cho hoạt động nghiên cứu thực tế

STT Chỉ tiêu chi phí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (1000 VNĐ) % Số tiền (1000 VNĐ) % Số tiền (1000 VNĐ) % 1 Chi phí nhân công trực tiếp 115.183 69,00 189.824 64,66 301.943 65,77 2 Phụ cấp cho nhân viên 13.287 7,96 38.68 13,18 92.651 10,08 3 Chi phí tài liệu sử dụng 38.467 23,04 64.077 21,83 58.431 24,16 4 Tổng số 166.937 100 293.581 100 453.025 100

(Nguồn: Phòng hành chính, kế toán, thiết kế, biên tập của công ty CPSKTTVN) Từ bảng số liệu trên ta thấy cho phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường thực tế chủ yếu là chi trả cho nhân công trực tiếp và các khoản cho nhân viên. Chi phí tài liệu sử dụng chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng số chi phí dành cho hoạt đông nghiên cứu thực tế. Tuy nhiên phần trăm lượng các loại chi phí này so với tổng số chi phí được công ty điều chỉnh qua các năm. Tuy tỷ lệ phần trăm lượng chi phí tài liệu so với tổng số chi phí cho hoạt động nghiên cứu thực tế năm 2010 nhưng năm 2011 chi phí tài liệu sử dụng chiếm tỷ lệ so với tổng chi phí dành cho nghiên cứu thực tế nhiều nhất trong các năm. Cụ thể tỷ lệ này các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 23,04 %; 21,83 %; 24,16 % với số tiền lần lượt là 38.467.000 đồng, 64.077.000 đồng, 58.431.000 đồng. Nguyên nhân là năm 2011 công ty đã chú trong đầu tư hơn nữa vào nội dung và hình thức bảng hỏi. Điều này dẫn đến kết quả thực tế hoat động nghiên cứu thực tế của công ty đã đạt hiệu quả hơn.

Sau khi nghiên cứu thị trường, nắm rõ nhu cầu ngày càng lớn về tổ chức sự kiện của thị trường đội ngũ ban lãnh đạo của công ty đã xác định: Từ năm 2011 trở đi tổ chức sự kiện sẽ là ngành kinh doanh chính của công ty thay thế cho quảng cáo báo in. Sau khi phân tích nhu cầu của thị trường và so sánh với các điểm mạnh, lợi thế công ty đang có, công ty xác định các loại hình tổ chức sự kiện công ty sẽ kinh doanh chủ yếu trong hoạt động của mình đó là: tổ chức sự kiện quần chúng; tổ chức sự kiện khai trương, khánh thành, động thổ, khởi công; giới thiệu sản phẩn mới, hội nghị khách hàng…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 41 - 45)