Quy đinh của nhà nước về kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

2.1.2Quy đinh của nhà nước về kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện

Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện là một ngành nghề thuộc các ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam. Kinh doanh ngành nghề này phải chịu những quy định của nhà nước về ngành nghề và những quy định khác của nhà nước về các lĩnh vực khác có liên quan phát sinh khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện kinh doanh.

Hệ thống văn bản phát luật quy định có ba cấp bao gồm: - Pháp lệnh: Do UBTVQH ban hành.

- Nghị định: Chính phủ ban hành nhằm chi tiết hóa pháp lệnh.

- Các văn bản dưới luật: Đó là các văn bản, quyết đinh, công văn chỉ thị, quy định chi tiết hóa phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn của các cơ quan hữu quan ban ngành có liên quan, trực tiếp quản lý. Ví dự như bộ văn hóa, thể thao và du lịch, bộ giao thông, bộ công thương….

Hiện nay Việt Nam chưa có văn bản pháp lý riêng nào quy định cụ thể về tổ chức sự kiện. Đây cũng là một hạn chế gây khó khăn cho các nhà tổ chức sự kiện. Khi tổ chức một sự kiện thì nhà tổ chức sự kiện phải quan tâm tới rất nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.

Khi tham gia kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện nhà tổ chức sự kiện phải lưu ý đến những luật cấm có liên quan cần phải chú ý trong quá trình tổ chức sự kiện. Thí dụ như không quảng bá cho các đơn vi kinh doanh các sản phẩm nhà nước cấm kinh doanh hay cấm quảng bá, quảng cáo dưới mọi hình thức. Luật cấm đầu tiên đối với tự do phát ngôn thương mại trong các tổ chức là cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình. Ngày nay, người ta đang nỗ lực nhằm cấm mọi quảng cáo có liên quan đến thuốc lá trên tất cả các phương tiên thông tin đại chúng. Điều này đã được quy định tại Nghị định số 12/2000/ND-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của chính phủ về chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá. Theo điều 5 pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 39/2001/PL- UBTVQH10 ngày 16 thánh 11 năm 2001 về quảng cáo những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm các hành vi sau: quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; sử dụng quốc kỳ, đảng kỳ, quốc huy, quốc ca hoặc giai điệu quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo; quảng cáo gian dối; quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông; lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; quảng cáo sản

phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo. Tổ chức sự kiện là một công cụ marketing giống quảng cáo. Hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể các điều cấm trong tổ chức sự kiện. Tuy nhiên tổ chức sự kiện cũng chịu sự chi phối từ các điều cấm trong quảng cáo. Theo đó cấm tổ chức các sự kiện có tính chất không lành mạnh; lôi kéo chống đối lại nhà nước, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các sự kiện có tính chất phản động.

Luật còn quy định về bản quyền. Luật bản quyền bảo vệ các tác phẩm sáng tạo cả hình thức và nội dung, không cho sao chép dưới mọi hình thức. Để bảo về bản quyền tác giả tác phẩm thì trước khi công bố bản quyền cho tác phẩm của mình cần phải xin phép cấp bản quyền. Tuy nhiên có một số ngoại lệ trong quy định này. Mức xử lý vi phạm quyền tác giả đã được quy định tại nghị định số 47/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo khoản 2 điều 27 nghị định 47/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì mức phát tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi chiếm đoạt một trong các quyền tài sản sau: Quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Theo 3,4 điều 27 nghị định 47/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định tại điểm và khoản 2 Điều này. Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ từ 90 ngày đến 180 ngày đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác quy định tại khoản 2 Điều này. Chính vì vậy trong quá trình tổ chức sự kiện khi sử dụng nội dung có trong tác phẩm của ai đó đối với cả nhân viên của công ty phát minh ra ngoài giờ làm việc hành chính thì phải được quyền chấp nhận cho sử dụng của tác giả thì pháp ngôn tổ chức sự kiện mới được quyền sử dụng nó trong quá trình tổ chức sự kiện. Theo điều 47 luật sở hữu trí tuệ 2005 của quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy định quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thì cá nhân tổ chức được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền

liên quan. Lĩnh vực tổ chức sự kiện gắn liền với các hoạt động nghệ thuật. Mà lĩnh vực nghệ thuật lại chịu sự chi phối nhiều về bản quyền tác giả. Chính vì vậy người tổ chức sự kiện phải hết sức lưu ý về vấn đề này.

Khi tổ chức kinh doanh một sự kiện nhà tổ chức sự kiện phải thực hiện quy trình các công việc sau đây: Dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện; tổ chức và tính toán thời gian; lên danh sách khách mời;lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện; tổ chức đưa đón khách; khách tới sự kiện; không gian thưc hiện sự kiện; tổ chức ăn uống trong sự kiện và những vấn đề quan tâm khác. Tổ chức một sự kiện đó chính là một quá trình bao gồm nhiều khâu nhiều công đoạn. Chính vì vậy nhà kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện cần lưu ý những quy định của luật pháp về các công đoạn của quá trình tổ chức sự kiện.

Thứ nhất đó là luật liên quan đến những quy định về thời gian, không gian tổ chức. Điều này rõ ràng chặt chẽ hơn đối với các sự kiện tổ chức ngoài trời nhằm đảm bảo về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân xung quanh. Những vấn đề như hành lang tổ chức sự kiện, thời gian giới hạn được sử dụng các thiết bị âm thanh, mức độ an toàn của các thiết bị chiếu sáng, xử lý rác thải sau sự kiện….

Thứ hai đó là luật pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong luật an toàn thực phẩm năm 2010 của quốc hội. Đó là những quy định về các thực phẩm không được phép sự dụng, không được phép được phép sử dụng, vệ sinh dụng cụ làm bếp, không cách an toàn của khu vực chế biến thực phẩm… những điều này được biệt quan trọng với các sự kiện có tiệc chiêu đãi ăn uống.

Thứ ba là luật liên quan đến việc quảng bá cho sự kiện: Vị trí đặt băng rôn, thời hạn treo băng rôn. Theo điều 12 nghị định 24/2003/NĐ - CP của chính phủ quy định chi tiết pháp lệnh quảng cáo thì thì vị trí đặt băng rôn không được che khất trên 10% diện tích sản phẩm quảng cáo đã đặt trước chưa hết thời hạn, theo hướng phía trước, cách 200 m, nhìn vuông góc chính giữa với các quảng cáo trước đó. Băng rôn không được đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia, không được che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng. Hà Nội là một trong những đô thị lớn, chính vì vậy người tham gia tổ chức sự kiện phải lưu ý trong điều 12 nghị định 24/2003/NĐ - CP này cũng có quy định không được đặt băng rôn ngoài trời không phù hợp với quy hoạch đô thị, an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan môi trường. Thời hạn treo băng rôn cũng được quy định tại nghị định 24/2003/NĐ -CP của chính phủ quy định chi tiết pháp lệnh quảng cáo. Theo khoản 3 điều 19 nghị định này thì đối với các hoạt động quảng cáo, tổ chức sự kiện bằng băng- rôn hoạt động có xác định thời gian thì được treo cả thời gian diễn ra hoạt động đó và trước đó không quá 5 ngày làm việc, sau đó không quá 2 ngày làm việc. Trong trường hợp không xác định thời gian thì thời hạn là không quá 15 ngày

làm việc. Để tổ chức một sự kiện còn phải có giấy phép đồng ý của cơ quan chính quyền, việc đảm bảo an ninh,chống khủng bố, chống trộm cắp… liên quan rất nhiều tới các đạo luật dân sự và hình sự trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

Thư tư đó là luật, văn bản liên quan đến vấn đề âm nhạc giải trí , âm thanh trong sự kiện. Các quy định của bộ văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam trong trang phục của MC, người mẫu, ca sỹ trình diễn trong sự kiên. Trang phục của các thành viên trong chương trình biểu diễn được quy định theo khoản 4.4 điều 3 các hành vi nghiêm cấm của Quyết định số 47/2004/QĐ - BVHTTDL của bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch về việc ban hành “quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”. Theo đó đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc truyền thống, dân gian, xiếc, nghệ thuật cổ điểu châu Âu các hành vi cấm sau: phục trang, hóa trang trái với thuần phong mỹ tục, không phù hợp với đặc trưng loại hình nghệ thuật, không đúng với tính cách nhân vật và nội dung thể hiện giai đoạn lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật; đối với loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc hiện đại là hóa trang tạo ra kiểu tóc kinh dị,sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cọc trọc hoặc để tóc dài bù xù, trang phục hở hang, lộ liễu. Khoản 1.4 điều 11 Quyết định 47 này cũng quy định về độ ồn cho phép của chương trình. Đối với địa điểm nằm trong khu đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố): độ ồn bên ngoài khu vực biểu diễn không vượt quá tiêu chuẩn “Mức ồn tối đa cho phép” theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN số 5949 – 1998). Đối với địa điểm còn lại phải đảm bảo: tiếng ồn không làm cản trở các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị và nhân dân xung quanh nơi biểu diễn. Những quy định về bản quyền tác giả quy định trong luật sở hữu trí tuệ 2005, bài hát… được sử dụng trình diễn trong sự kiện. Nhất là quy định đối với những sự kiện được tổ chức có sự tham gia của nghệ sỹ người nước ngoài.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 38 - 41)