Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi và mức độ quan trọng của các giải pháp

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 92 - 101)

của các giải pháp

Các giải pháp người nghiên cứu đưa ra ở trên đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động GDHN trong trường THPT trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Để kiểm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của các giải pháp, người nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý các trường phổ thông và Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh, Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của tỉnh bằng phiếu hỏi ý kiến. Phiếu hỏi được thiết kế gồm các nội dung xoay quanh 8 giải pháp mà người nghiên cứu đưa ra, lấy ý kiến về 3 vấn đề cơ bản là tính cấp thiết, tính khả thi và mức độ quan trọng.

Cấu tạo bảng hỏi có các mức độ như sau: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết; rất khả thi, khả thi, không khả thi; rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng. Số phiếu phát ra đối với cán bộ quản lý là 30 phiếu.

* Kiểm chứng tính cấp thiết của các giải pháp:

Các ý kiến của cán bộ quản lý về tính cấp thiết được thống kê theo bảng 3.1.

Bảng 3.1 : Kết quả thống kê về tính cấp thiết của các giải pháp.

TT T

Tên giải pháp

Tính cấp thiêt

Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT 24 80.0 5 16.7 1 3.3

2 Tăng cường trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT

18 60.0 9 30.0 3 10.0

3 Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT

21 70.0 7 23.3 2 6.7

4 Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT 18 60.0 11 36.7 1 3.3 5 Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT 16 53.3 13 43.4 1 3.3

6 Phối hợp trong công tác phân luồng HS sau THPT

19 63.3 11 36.7 0 0.0

7 Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS

15 50.0 14 46.7 1 3.3

8 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT

20 66.7 7 23.3 3 10.0

Qua bảng thống kê cho thấy:

- Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết, cấp thiết và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ hai: Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT.

Có 27/30 (90%) ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết, trong đó có 23,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp cấp thiết và 10% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 93,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết, trong đó 60% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và 6,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ tư: Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết, cấp thiết và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ năm: Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết, trong đó có 43,4% ý kiến cho rằng đây là giải pháp cấp thiết và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ sáu: Phối hợp trong công tác phân luồng HS sau THPT. Có 100% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết. - Giải pháp thứ bảy: Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết, trong đó có 46,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp cấp thiết và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

- Giải pháp thứ tám: Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT.

Có 90% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất cấp thiết và cấp thiết, 10% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không cấp thiết.

* Kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp:

bảng 3.2.

Bảng 3.2 : Kết quả thống kê về tính khả thi của các giải pháp.

TT T

Tên giải pháp

Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT 17 56.7 11 36.7 2 6.6

2 Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT

14 46.7 15 50.0 1 3.3

3 Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT

20 66.7 7 23.3 3 10.0

4 Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT 16 53.3 12 40.0 2 6.7 5 Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT 14 46.7 12 40.0 4 13.3

6 Phối hợp trong công tác phân luồng HS sau THPT

13 43.3 15 50.0 2 6.7

7 Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS

8 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT

18 60.0 11 36.7 1 3.3

Qua bảng thống kê cho thấy:

- Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT.

Có 93,4 % ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi, khả thi và 6,6% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ hai: Tăng cường trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi, trong đó có 50% ý kiến cho rằng đây là giải pháp khả thi và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 90% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi, trong đó 23,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp khả thi và 10% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ tư: Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 93,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi và 6,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ năm: Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT.

Có 86,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi, trong đó có 40% ý kiến cho rằng đây là giải pháp khả thi và 13,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

Có 93,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi; 6,7% ý kiến cho đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ bảy: Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS.

Có 80% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi; 20% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

- Giải pháp thứ tám: Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT.

Có 96,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất khả thi và khả thi; 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không khả thi.

* Kiểm chứng mức độ quan trọng của các giải pháp:

Các ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ quan trọng được thống kê theo bảng 3.3.

Bảng 3.3 : Kết quả thống kê về mức độ quan trọng của các giải pháp.

TT Tên giải pháp

Mức độ quan trọng Rất quan

trọng

Quan trọng Không quan trọng Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT 14 46,7 15 50 1 3,3

2 Tăng cường trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT

14 46,7 13 43,3 3 10,0

3 Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT

16 53,3 12 40,0 2 6,7

4 Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT

15 50,0 13 43,3 2 6,7

NPT cho HS THPT 6 Phối hợp trong công tác

phân luồng HS sau THPT

11 36,7 15 50,0 4 13,3

7 Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS

12 40,0 15 50,0 3 10,0

8 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT

14 46,7 12 40,0 4 13,3

Qua bảng thống kê cho thấy:

- Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT.

Có 96,7 % ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng, quan trọng và 3,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ hai: Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT.

Có 90% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, trong đó có 43,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp quan trọng và 10% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 93,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, trong đó 40% ý kiến cho rằng đây là giải pháp quan trọng và 6,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ tư: Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT.

Có 86,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, trong đó có 40% ý kiến cho rằng đây là giải pháp quan trọng và 13,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ năm: Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT.

Có 83,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, trong đó có 40% ý kiến cho rằng đây là giải pháp quan trọng và 16,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ sáu: Phối hợp trong công tác phân luồng HS sau THPT. Có 86,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng; 13,3% ý kiến cho đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ bảy: Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS.

Có 90% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng; 10% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

- Giải pháp thứ tám: Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT

Có 86,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng; 13,3% ý kiến cho rằng đây là giải pháp không quan trọng.

Tóm lại: Qua tổng hợp ý kiến điều tra, người nghiên cứu nhận thấy rằng. Hầu hết các ý kiến trên phiếu điều tra đã đồng thuận với người nghiên cứu về tính cấp thiết, tính khả thi và mức độ quan trọng của các giải pháp GDHN cho HS THPT đáp ứng nhu cầu phát triển NNL trên địa bàn.

Bên cạnh đó, người nghiên cứu tiến hành điều tra qua thực tiễn, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia thì thu được kết quả đã khẳng định các giải pháp đề xuất là quan trọng, khả thi và phù hợp với đặc điểm của khu vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các giải pháp GDHN THPT theo định hướng tạo NNL của huyện Cao Lãnh được đề xuất dựa trên những định hướng về mục tiêu phát triển KT - XH, định hướng phát triển NNL, định hướng phát triển GD - ĐT, định hướng phát

triển GDHN THPT của huyện đến năm 2020, thực trạng hoạt động GDHN tại các trường THPT trên địa bàn.

Bao gồm 8 giải pháp cơ bản: 1. Nâng cao nhận thức về công tác GDHN THPT; 2. Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về GDHN ở trường THPT; 3. Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp ở trường THPT; 4. Đổi mới nội dung và hình thức hướng nghiệp ở trường THPT; 5. Tổ chức thực hiện dạy NPT cho HS THPT; 6. Phối hợp trong công tác phân luồng HS sau THPT; 7. Xây dựng và vận hành mô hình TVN cho HS; 8. Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tăng cường công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động GDHN ở trường THPT. Những giải pháp này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Những giải pháp này đã được trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi, mức độ quan trọng, người nghiên cứu thu được kết quả là những giải pháp này phù hợp với địa bàn huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ* Kết luận :

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 92 - 101)