Đánh giá chung về thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 65 - 68)

trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh

Các mặt mạnh: Hệ thống trường đã được quan tâm đầu tư phát triển, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và GV, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ GDHN. Đội ngũ cán bộ quản lí, GV trường

THPT đã có những hiểu biết về hoạt động GDHN, xem mục tiêu GD là định hướng NN cho HS.

Nguyên nhân của những mặt mạnh: Trước tiên xuất phát từ những chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng hệ thống GDPT hiện đại. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các nguồn tin phục vụ GDHN. Sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền đã tạo điều kiện cho hoạt động GDHN ở các trường THPT.

Các mặt hạn chế: Trong những năm qua, hoạt động GDHN, phân luồng HS còn nhiều hạn chế yếu kém, chưa được sự quan tâm đúng mức, thiếu cơ sở lí luận và thực tiễn, CSVC, trang thiết bị, thiếu GV hướng nghiệp đã làm cho hoạt động này ngày càng có nhiều bất cập. Trong khi đó việc huy động các tổ chức, các cá nhân tham gia nghiên cứu, xây dựng nội dung GDHN, tham gia phối hợp công tác tổ chức GDHN còn hạn chế. Nhiều trường triển khai tuyên truyền GDHN và tổ chức các hình thức GDHN cho HS chưa thường xuyên, dẫn đến tình trạng HS nhận thức không đúng về NN. Tình trạng trên đã kéo dài nhiều năm nay và đã làm mất cân đối giữa "cung - cầu" về nguồn lao động tại chỗ. Hiệu quả của công tác GDHN trong nhà trường không cao như hiện nay là do nhiều nguyên nhân :

Một là, nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, GV, phụ huynh, HS và các tầng lớp khác trong xã hội chưa đúng, đủ tầm với yêu cầu của công tác này.

Hai là, đội ngũ CB, GV còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

Ba là, việc hoàn thiện chính sách, nội dung, chương trình, của hoạt động này chưa đổi mới và đáp ứng được yêu cầu.

Bốn là, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trường học và Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên, các trường ĐH, CĐ, TCCN trong việc tư vấn hướng nghiệp cho HS.

Năm là, Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDHN trong nhà trường chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng.

Từ các nguyên nhân chính trên, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hướng nghiệp cho HS THPT của huyện để hoạt động này có hiệu quả hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Huyện Cao Lãnh là khu vực có thế mạnh và nhân lực dồi dào để phát triển KT - XH. Tuy nhiên, những thành tựu đó chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và nhân lực vốn có của vùng.

Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện, trên cơ sở phân tích đặc điểm GD - ĐT, thực trạng NNL và công tác GDHN (tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra). Đánh giá về GDHN tạo NNL cho khu vực, chúng tôi rút ra những mặt mạnh là phần lớn đội ngũ cán bộ, GV đã có nhận thức được công tác GDHN THPT góp phần định hướng cho HS trong việc lựa chọn NN cho tương lai. Những hạn chế của công tác GDHN ở các trường THPT là hầu hết các trường đều không xây dựng được kế hoạch; nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp; chưa có cán bộ chuyên trách; công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế; CSVC chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp giữa các lực lượng còn lỏng lẽo. Chính những nguyên nhân này làm cho công tác GDHN ở các trường THPT của huyện còn thấp.

Để nâng cao hiệu quả GDHN THPT người nghiên cứu cần đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm đổi mới công tác GDHN theo định hướng tạo NNL.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w