theo định hướng tạo nguồn nhân lực huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp trunghọc phổ thông học phổ thông
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của GDHN cho HS.
Mục đích của thông tin tuyên truyền:
Làm cho cán bộ quản lý, GV, HS và các lực lượng xã hội hiểu rõ tầm quan trọng và mục tiêu, giải pháp về yêu cầu và trách nhiệm của bản thân; xác định rõ tầm quan trọng của GDHN trong nhà trường với sự lựa chọn ngành nghề của HS vừa phù hợp với cá nhân, điều kiện gia đình và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.
Qua tuyên truyền để xóa bỏ tâm lý chuộng bằng cấp trong xã hội ngày nay và xem ĐH, CĐ không phải là con đường tiến thân duy nhất của HS; phổ biến thông tin về các ngành nghề trong xã hội một cách cụ thể và đầy đủ, giúp HS tìm được môi trường học tập, làm việc phù hợp sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS và THPT.
Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển KT - XH (các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, nhu cầu nhân lực có tay nghề,…) nhằm hướng các hoạt động GDHN vào việc góp phần bù đắp nhân lực thiếu hụt, đáp ứng thị trường lao động phục vụ phát triển KT - XH của địa phương.
Phải súc tích, hấp dẫn, thiết thực làm rõ được quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDHN, nói rõ về chiến lược đào tạo NNL lao động phục vụ sự phát triển kinh tế của địa phương và tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Ngoài ra, nội dung tuyên truyền phải nêu rõ được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nhất là về trình độ lao động của địa phương, xã hội trong thời gian tới.
Theo mục tiêu và nội dung đã xác định ở trên, kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả và có sức thuyết phục với HS, phụ huynh như:
Xây dựng Website về hướng nghiệp trong huyện (tỉnh), trong đó với đầy đủ các nội dung tuyên truyền về hướng nghiệp như các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, địa phương về hướng nghiệp, thông tin về ngành nghề, chương trình đào tạo, nơi đào tạo nghề, tình hình chuyển dịch cơ cấu, phát triển nghề ở địa phương và toàn quốc. Tổ chức các chương trình hướng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng kênh truyền hình để phát sóng các đoạn phim phóng sự, các chương trình về hướng nghiệp, qua đó các chương trình về những nghệ nhân, những người thành đạt trong các lĩnh vực nghề,... kết hợp với đài phát thanh ở xã, thị trấn, các phương tiện khác để tuyên truyền.
Thông qua các hoạt động sinh hoạt phong trào của Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ,... để cung cấp thông tin về nghề cho HS; cần có hệ thống các ngành nghề mũi nhọn, các ngành nghề truyền thống tại địa phương để cung cấp cho đoàn viên thanh niên, HS các trường. Tổ chức các hội thảo, chuyên đề mang tính quốc gia, quốc tế về hướng nghiệp, với sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn, các nhà giáo dục. Tổ chức chuyên đề hướng nghiệp cho HS thường xuyên hoặc định kỳ trong năm học như mở các hội nghị về hướng nghiệp cho HS định kỳ (thường xuyên) trong năm học mời các cấp, các ngành, đoàn thể, lãnh đạo ở địa phương và phụ huynh đến tham dự. Đưa nội dung hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS, qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại
khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để HS thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo động lực cũng như cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tự nguyện. Tổ chức cho HS tham quan thực tế ở các cơ sở, đơn vị trường dạy nghề, hội chợ việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm,...
Thông tin tuyên truyền là kênh quan trọng hàng đầu trong việc tác động đến thế hệ trẻ, do đó việc sử dụng các phương tiện thông tin vào hướng nghiệp với mục đích xã hội hóa hướng nghiệp, đưa thông tin về thế giới NN, GDHN trên các phương tiện đại chúng này sẽ có nhiều tác động tích cực làm chuyển biến nhận thức của các tầng lớp trong xã hội về hoạt động hướng nghiệp.