Chất lượng nguồn nhân lực của huyện

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 50 - 52)

Công tác GD - ĐT luôn được quan tâm, đầu tư phát triển toàn diện, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia”,... đã góp phần nâng cao chất lượng các cấp học, tạo tiền đề quan trọng cho nâng cao chất lượng NNL, cụ thể:

Qui mô trường lớp các cấp học của huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Trình độ chuyên môn GV ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu cần thiết về đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, toàn huyện hiện có 2.436 cán bộ, GV, nhân viên trong đó có 49 người trình độ thạc sĩ, đạt 2%; 1.570 người trình độ đại học, đạt 64,4%; 650 người trình độ cao đẳng, đạt 26,7%; 167 người trình độ trung học, đạt 6,9%.

Trình độ tin học của cán bộ, GV ngày càng được nâng cao, có 51 người có trình độ tin học căn bản, 2.097 người có trình độ A, 214 người có trình độ B, trung cấp tin học 51 người, 13 người có trình độ cao đẳng, 10 người có trình độ đại học.

Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp hệ giáo dục THPT và đậu đại học, cao đẳng tăng theo từng năm học. Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện đã góp phần nâng cao dân trí, bổ túc văn hóa và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho HS, cán bộ, công chức và người dân; tổ chức mở các lớp bổ túc văn hóa.

Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm thực hiện, hàng năm huy động được từ 7 - 8 tỷ đồng góp phần nâng cao nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nổi bật là mô hình hoạt động nhóm lớp cộng đồng, thuê nhà dân làm phòng học; nhà nước hỗ trợ kinh phí trang bị điều kiện tối thiểu để phục vụ dạy và học.

Tính đến tháng 10 năm 2014, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện đã mở được 93 lớp nghề nông thôn như tạo sản phẩm từ lục bình;

sửa kiểng bonsai; may công nghiệp; may dân dụng; điện công nghiệp; điện dân dụng; vận hành, sửa chữa máy phun xịt thuốc; lắp ráp, cài đặt máy tính; công nhân xây dựng; đan thảm lau chân, gắn kết cườm, may công nghiệp với 2.455 lao động được dạy nghề và giới thiệu việc làm sau học nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng theo từng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 38,2%; năm 2011 đạt 40,4%; năm 2012 đạt 42,7; năm 2013 đạt 45%; tính đến tháng 10 năm 2014 đạt 47,3%.

Bảng 2.4: Số liệu lao động huyện Cao Lãnh giai đoạn 2010 - 2014 Lao động huyện giai đoạn 2010 - 2014

Tiêu chí ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dân số từ 15 tuổi trở lên Người 148.727 153.076 158.088 160.34 2 166.44 6 Lao động trong độ tuổi Người 92.203 94,907 97.663 100.73 5 102.08 8 Tỷ lệ lao động

qua đào tạo

% 38,2 40,4 42,7 45 47,3

Thất nghiệp Người 1.556 1.010 1.177 1.066 943

Thiếu việc làm Người 90.647 93.897 96.486 99.669 101.14 5

(Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội huyện Cao Lãnh)

Tổ chức phân luồng sau tốt nghiệp THCS, THPT; huyện tổ chức được 124 lớp nghề nông thôn, trong đó có 121 lớp sơ cấp nghề và 03 lớp trung cấp nghề với 3.268 lượt lao động được dạy nghề. Các lớp dạy nghề nông thôn năm 2011 mở 31 lớp, trong đó có 29 lớp sơ cấp nghề và 02 lớp trung cấp nghề (kỹ thuật xây dựng, điện công nghiệp) với 788 lượt lao động được dạy nghề; năm 2012 mở 31 lớp sơ cấp nghề với 920 lượt lao động được dạy nghề; năm 2013 mở 42 lớp, trong đó có 41 lớp sơ cấp nghề và 01 lớp trung cấp nghề (điện công nghiệp) với 1048 lượt lao động được dạy nghề; năm 2014 mở 21 lớp sơ cấp nghề với 512 lượt lao động được dạy nghề.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức được xem là nhiệm vụ quan trọng của huyện từ năm 2011 đến tháng 8/2014, huyện cử 06 cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học: 04; đại học: 02); 490 cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời cử 146 cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chính trị (cao cấp: 14 đồng chí; trung cấp 132 đồng chí). Công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; công tác kiện toàn và bổ sung một số chức danh chủ chốt ngành huyện và xã được tập trung lãnh đạo thực hiện theo kế hoạch và đúng quy định hiện hành; từ năm 2011 đến tháng 8/2014 bổ nhiệm 16 đồng chí; bổ nhiệm lại 14 đồng chí, điều động và bổ nhiệm 18 đồng chí, tiếp nhận và bổ nhiệm 05 đồng chí.

Nhìn chung, số lượng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngày càng cao; trình độ người lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động trong và ngoài huyện, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47,5%, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT tăng so với năm trước, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu.

Tuy nhiên, NNL của huyện trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế như:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng lên mỗi năm nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng; một số cán bộ trình độ, năng lực chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra; một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm công tác tạo nguồn quy hoạch, nhất là nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ.

- Số lượng trong độ tuổi lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 50 - 52)