học phổ thông
Chương trình, nội dung GDHN trong các trường TH là cụ thể hóa mục tiêu GDHN cho HS phổ thông theo yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương,
đất nước trong giai đoạn mới; điều kiện GDHN ở các trường; đặc điểm tâm sinh lý của HS. Lựa chọn chương trình, nội dung GDHN phù hợp với đặc thù chương trình GDPT mới và khả năng nhận thức của HS là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp cận với các kiến thức về NN một cách đầy đủ, từ đó có sự đối chiếu lựa chọn nghề phù hợp. Nội dung GDHN cho HS các trường phổ thông thích hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình thực hiện chương trình GDPT của HS và việc cung cấp nhân lực tại chỗ của địa phương. Đổi mới nội dung GDHN theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng ngành nghề; tăng hoạt động thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực chuẩn bị năng lực ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của HS đáp ứng yêu cầu NN trong tương lai.
Công tác GDHN THPT hiện nay, để đạt được kết quả cao chúng ta cần tiến hành đổi mới nội dung GDHN thay vì chỉ tập trung vào dạy HS một số kỹ năng nghề cơ bản, hiểu biết một vài nghề các em hứng thú, ta nên xem GDHN như là một phần của giáo dục kỹ năng sống bằng cách mở rộng hiểu biết thế giới NN, cung cấp cập nhật các thông tin về NN, tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh các tri thức về nhiều nghề hiện có trong xã hội hay nghề đặc thù của từng khu vực, địa bàn,... Từ đó, HS hứng thú với kiến thức về nghề mà mình biết, giúp các em lựa chọn nghề phù hợp hơn với bản thân và yêu cầu của nghề.
Với vai trò là bộ môn chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, lao động kỹ thuật trong nhà trường với các thành phần của nó như các môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, dịch vụ và phục vụ, lao động công ích, sẽ tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để mở rộng hiểu biết về thế giới NN cho HS tham gia vào việc hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật ban đầu; hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động NN xã hội cho các em. Vì thế việc xem xét một cách có hệ thống hoạt động giảng dạy kỹ thuật trong nhà trường phổ thông với quan điểm giáo dục kỹ thuật tổng hợp là hoàn
toàn cần thiết nhằm góp phần đạt tới mục đích hướng nghiệp.
Bên cạnh đó ban hướng nghiệp cần lập kế hoạch và phân công GV phụ trách khoảng 2 chuyên đề, những chuyên đề khi phân công cho GV phụ trách phải phù hợp với sở trường chuyên môn của từng người hoặc nguời đó có khả năng tìm hiểu và hứng thú với chuyên đề đó. Việc phân công GV đảm nhận một số chuyên đề sẽ giúp GV có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu sâu lĩnh vực đó nhằm nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt hướng nghiệp.
Đổi mới và hiện đại hóa nội dung chương trình GDHN trong từng tiết dạy hướng nghiệp kết hợp với đổi mới phương pháp sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HSPT; khắc phục lối giáo dục máy móc, đơn điệu, xây dựng các giờ học hướng nghiệp sinh động, sôi nổi. Tập trung giáo dục thông qua việc lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngoại khoá, thành lập các tổ ngoại khóa hướng nghiệp và tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn hoặc đi tham quan những nơi đào tạo nghề mà địa phương cần.
Để đạt được các nội dung hướng nghiệp, thu hút HS tham gia một cách tự nguyện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy hướng nghiệp cũng như các hình thức hướng nghiệp là một vấn đề cấp bách. Vì vậy, trước hết để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cần tổ chức bồi dưỡng các phương pháp dạy bộ môn kĩ thuật, hướng nghiệp và NPT cho GV. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GDHN nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS theo hướng tăng cường hoạt động của HS, tùy theo từng nội dung sinh hoạt chuyên đề mà có thể lựa chọn các phương pháp sinh hoạt phù hợp. Các hình thức dạy học trong sinh hoạt hướng nghiệp cần được thay đổi đa dạng như tổ chức sinh hoạt ngoài trời, tham quan,... cần đưa môn GDHN vào đánh giá như một môn văn hoá bình thường (tức là có kiểm tra, xếp loại) từ đó làm cho thái độ học tập của HS đối với môn học nghiêm túc hơn.