Tổ chức thực hiện dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 83 - 84)

phổ thông

Việc dạy - học NPT giúp các em có được những thông tin ban đầu về một số nghề trong xã hội và thị trường lao động liên quan đến việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp nhận và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập của nước ngoài trong mọi lĩnh vực (nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến sau thu hoạch, công nghệ thông tin, viễn thông,...). Chính vì lẽ đó, thực hiện Nghị quyết lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị 14/2001/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới GDPT, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đã ban hành chỉ thị 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ GD - ĐT về việc tăng cường GDHN cho HSPT. Nội dung chỉ thị đề cập 6 vấn đề, trong đó nêu rõ: “Nâng cao chất lượng và mở rộng việc dạy nghề PT để giúp HS tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động NN”[6]. Chương trình một nghề mới được học của HS THCS là 90 tiết, THPT là 180 tiết.

Như vậy, rõ ràng là dạy nghề cho học sinh phổ thông là nhằm cung cấp cho các em về những ý niệm, những thông tin ban đầu về một số nghề hoặc một số nhóm nghề cụ thể gần gũi với các em và phù hợp với xu thế thế giới trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; giúp các em có thêm thông tin, tự mình định hướng việc chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xã hội để được đào tạo, trở lại phục vụ chính mình và đáp ứng NNL cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Với ý nghĩa đó, để khuyến khích các em học nghề ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chính sách ưu tiên như HS có quyền tự chọn nghề và nơi học nghề nhưng phải đăng ký với nhà trường vào đầu năm học. Khi xét tốt nghiệp THPT, THCS và xét tuyển vào lớp 10 THPT (từ 0,5 điểm đến 1,5 điểm cho kỳ tuyển sinh lớp 10; từ 1 điểm đến 2 điểm cho kỳ xét tốt nghiệp các cấp, tùy theo kết quả thi nghề của HS được xếp loại trung bình, khá hay giỏi). Thời

gian thi vào cuối tháng 3 hàng năm, giấy chứng nhận NPT do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp và có giá trị cộng thêm điểm xét xếp loại tốt nghiệp và được bảo lưu xét tốt nghiệp cho 1 năm sau.

Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên của nhà nước đóng ở địa phương nếu có đủ điều kiện về GV, CSVC kĩ thuật, có thể được Sở Giáo dục và Đào tạo ủy nhiệm coi thi, chấm thi, cấp giấy chứng nhận (sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo xét duyệt kết quả thi), HS phải đóng học phí và nơi thu học phí có quyền sử dụng học phí thu được vào các hoạt động dạy nghề, thi nghề.

Dựa vào chương trình nội dung của một số NPT, kết hợp với điều kiện thực tế của nhà trường mà xác định nghề cần dạy cho HS và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 83 - 84)