Phối hợp trong công tác phân luồng học sinh sau trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 84 - 85)

thông

Việc phân luồng hợp lý HS sau khi tốt nghiệp TH là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Sau khi tốt nghiệp mỗi cấp học thuộc hệ thống giáo dục chính quy, HS lựa chọn những con đường khác nhau để đi tiếp, bao gồm tiếp tục học lên trong hệ thống giáo dục chính quy theo phân hệ khác nhau đã được quy định; ra trường để tìm việc làm, họ có thể tìm được việc làm ngay hoặc chưa tìm được việc làm, trong lúc chờ việc họ có thể tham gia vào một loại hình không chính quy như bổ túc văn hoá tại Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên hoặc học nghề. Vì vậy, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về NN để cho các bậc cha, mẹ HS và bản thân các em thấy rằng việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp. Mặt khác cũng cần cho các em thấy rằng có nhiều con đường nhằm đạt được ước mơ của mình. Trong việc tuyên truyền, giáo dục, cần cho các em thấy được lao động

ở lĩnh vực nào cũng cần thiết, cơ hội học tập luôn có và đến với mọi người, học tập suốt đời. Từ việc nhận thức đúng đắn NN, HS sẽ nhận thức được việc các em sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý.

Công tác phân luồng HS có nhiệm vụ giúp các em thấy được mối quan hệ giữa nhận thức, ước mơ của HS với yêu cầu NN thông qua những hoạt động hướng nghiệp để có sự lựa chọn phù hợp. Giúp các em hiểu đầy đủ và cụ thể về tất cả các hướng đi sau khi tốt nghiệp TH, mỗi hướng đi cần làm rõ các yêu cầu như sau: đối tượng lao động của nghề, mục đích lao động của nghề,…có như vậy mới có thể giúp HS nhận thức và có một sự lựa chọn nghề đúng trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và các điều kiện khác.

Các cơ sở dạy nghề, Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,… kết hợp với các trường THPT để sinh hoạt các buổi chuyên đề về hướng nghiệp cho HS THPT, các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, xác định nguyên tắc đào tạo theo nhu cầu, đào tạo theo địa chỉ, công bố tỉ lệ HS học xong có việc làm. Đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với địa phương và tăng cường hoạt động ở các trung tâm nghề cho HS đi theo nhiều hướng khác nhau.

Sự phân công ngành, nghề trong xã hội phải tuân theo một tỉ lệ cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý, có chính sách khuyến khích cho người đi học và luồng giáo dục NN, thể hiện ở chế độ tuyển sinh. Cần có chính sách khuyến khích cho người học đi vào luồng giáo dục NN, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí. Có thể đưa ra những tiêu chuẩn ưu tiên cho những HS có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn. Các bằng cấp tốt nghiệp đều bình đẳng trong việc thi vào các trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 84 - 85)