Ở mỗi trường cần có phòng hướng nghiệp và thành lập ban tư vấn hướng nghiệp gồm các thầy cô giáo có uy tín, có kiến thức về thế giới NN, có khả năng giao tiếp tốt với phụ huynh cũng như HS. Ban tư vấn này có phòng làm việc
riêng, có kế hoạch làm việc cụ thể, sao cho có thể tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho HS hoặc phụ huynh khi có nhu cầu.
Ngoài việc Tư vấn hướng nghiệp sơ bộ như hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin NN, xác định năng lực bản thân, điều kiện phẩm chất so với điều kiện yêu cầu của nghề mà HS chọn, các trường cần tư vấn chuyên sâu cho HS, cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, các môn học yêu thích, sở thích, sở trường của HS, cho HS làm các bài test về trí tuệ, hướng nghiệp,... cán bộ hướng nghiệp sẽ dựa trên các thông tin thu được và kết quả các bài test mà có cơ sở hướng dẫn cho HS nhận thấy năng lực, khả năng của mình, xu hướng, tính cách bản thân so với sự phù hợp nghề. Cán bộ hướng nghiệp nêu được những điểm mạnh, yếu của HS, nhu cầu thực tế của nghề từ đó đưa ra lời khuyên cho HS chọn nghề.
Tư vấn sơ bộ kết hợp tư vấn chuyên sâu được tiến hành phù hợp với trình độ HS, đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động NN trong xã hội, tư vấn được tiến hành thường xuyên và xuyên suốt trong những năm học THPT. Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường THPT - cơ sở dạy nghề - phụ huynh - các lực lượng khác:
Phối hợp giữa trường THPT và cơ sở dạy nghề: Xây dựng hợp đồng trách nhiệm giữa nhà trường và cơ sở dạy nghề về trách nhiệm của các bên trong việc tuyển sinh các lớp NPT ngay từ đầu năm cho đúng nguyện vọng, khả năng, tâm sinh lý của HS và tổ chức lớp học hướng nghiệp, dạy NPT đúng quy chế. Phối hợp tổ chức thi NPT, cấp giấy chứng nhận NPT đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp để tổ chức thi HS giỏi kỹ thuật, giỏi nghề cấp trường và cấp cao hơn để khuyến khích HS học tốt nghề đang học, chịu trách nhiệm hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật, NPT cho HS theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế trong những năm qua, HS vừa tham gia học văn hóa tại trường và vừa tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề. Chính khó khăn này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhà trường và cơ sở dạy nghề. Sự liên kết này giúp cho nhà
trường có được những thuận lợi như: Sẽ giúp nhà trường có kế hoạch về công tác GDHN phù hợp với đặc thù của công tác đào tạo NNL ở địa phương, giúp HS tiếp cận với thực tiễn và tạo cơ hội để HS hình thành sở thích NN; nguồn tài liệu về công tác quản lí và công nghệ mới, hiện đại sẽ bổ sung cho nội dung giảng dạy của nhà trường; sự liên kết trong chừng mực nào đó sẽ đem lại nguồn kinh phí hỗ trợ thông qua giờ thỉnh giảng, bên cạnh đó cho phép GV và HS có điều kiện tham quan, thực hành trên dây chuyền máy móc.
Phối hợp giữa nhà trường - phụ huynh - các lực lượng xã hội khác: Nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với phụ huynh nhằm giúp đỡ cho con em họ lựa chọn ngành nghề đúng đắn và khoa học, nhà trường phải truyền đạt những kiến thức về cơ sở tâm lí, giáo dục, xã hội, kinh tế của công tác GDHN, sự giúp đỡ này sẽ tạo nên cơ sở ban đầu cho nhận thức của phụ huynh.
Công tác phối hợp có thể tiến hành qua các bước sau: Thu hút rộng rãi phụ huynh vào việc tuyên truyền cho công tác GDHN thông qua các buổi họp, hội thảo,... Tận dụng tối đa sự giúp đỡ của phụ huynh về mọi mặt trong công tác GDHN.
Kế hoạch về sự phối hợp với phụ huynh trong công tác GDHN có thể thông qua các nội dung sau: Trao đổi với phụ huynh về việc giúp cho con em mình lựa chọn NN một cách khoa học phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu của xã hội. Trao đổi những kiến thức sư phạm có liên quan đến công tác GDHN, lôi cuốn phụ huynh vào việc xây dựng góc hướng nghiệp, phòng hướng nghiệp. Tiến hành các chuyên đề sư phạm cho các bậc phụ huynh có liên quan tới những vấn đề hướng nghiệp đối với con em họ vào những nghề mà hiện nay nhu cầu xã hội đang đòi hỏi cao, lôi cuốn phụ huynh vào các buổi nói chuyện chuyên đề với HS trong nhà trường về công tác GDHN.
Hình thức làm việc với phụ huynh rất đa dạng, trước khi bàn đến kế hoạch, GV chủ nhiệm phải có những hiểu biết cơ bản về phụ huynh thông qua HS, hình thức làm việc phổ biến và đem lại hiệu quả là trao đổi riêng hoặc theo
nhóm, việc lựa chọn hình thức và phương pháp làm việc nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ bản chất của công tác GDHN.
Đối với phụ huynh, phải thấy được giáo dục là một trong những chức năng chủ yếu của gia đình. Yêu cầu của sự phối hợp này là giáo dục cho HS nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của lao động, từ đó hình thành cho mình nhu cầu lao động, làm quen với một số ngành nghề, đồng thời bổ sung những tri thức lao động bằng thực tiễn như giúp đỡ nhà trường xây dựng CSVC và thiết bị để học tập kĩ thuật lao động, tạo điều kiện cho HS tiếp cận với các đơn vị sản xuất, có thể mời các chuyên gia giảng dạy một số giờ kĩ thuật, giới thiệu cho HS những yêu cầu về trình độ và phẩm chất cần thiết đối với người lao động.
- Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác hướng nghiệp: Cụ thể là CSVC dùng cho giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp như sách báo, tài liệu, phần mềm trắc nghiệm hướng nghiệp, cân đo sức khỏe,...
Bên cạnh NNL còn yếu và thiếu, về CSVC phục vụ công tác giảng dạy hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đề ra. Cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới phương pháp giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách HS. Do đó, CSVC cho hoạt động GDHN cũng phải được trang bị cập nhật so với nhu cầu mới.
Như vậy, để tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả, mỗi trường cần trang bị tối thiểu 1 đến 2 phòng tư vấn. Mỗi phòng cần được trang bị những vật tư, thiết bị như: Tranh ảnh, sách, báo, tài liệu,...vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt và tư vấn hướng nghiệp; băng hình giới thiệu các ngành nghề; danh mục các trường đào tạo; đồ dùng vật dụng trong phòng; vật liệu tiêu hao.
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị mua mới thì cũng cần phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Trong điều kiện hiện nay, nhà trường cần huy động thêm sự hỗ trợ về kinh tế, vật chất từ các nguồn lực khác ngoài xã hội như Hội phụ huynh, Hội cựu HS của trường, các doanh nghiệp, đoàn thể khác để cùng chung tay phát triển CSVC phục vụ cho công tác GDHN.
Đầu tư thiết bị phục vụ giáo dục NPT, kỹ thuật thực hành nghề (phòng thực hành, vườn ươm, xưởng,…) là nơi diễn ra hoạt động thực hành kỹ năng nghề, việc đầu tư để HS tiếp cận được môi trường, công cụ lao động là rất quan trọng và cần thiết, CSVC cần được hiện đại hóa để đáp ứng với thực tế trong các cơ sở lao động sản xuất ngoài xã hội.
Đầu tư xây dựng hoặc trang bị bổ sung các thiết bị, đồ dùng trong phòng thực hành các bộ môn nghề. Tại trung tâm cần trang bị một số phòng học nghề phổ biến như phòng vi tính, phòng thực hành điện dân dụng, phòng học may công nghiệp, phòng thực hành nấu ăn,....với đầy đủ các thiết bị, dụng cụ theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài các nghề có phòng học được trang bị tại các trung tâm, thì cần phối hợp với các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp có trên địa bàn để HS tham gia thực hành lao động tại các nơi này.
Tóm lại, mục đích cuối cùng của tư vấn hướng nghiệp là giúp HS nhận thức một người không chỉ phù hợp với một nghề mà phù hợp với một nhóm nghề, thế giới nghề là rộng lớn, có nhiều loại nghề (chân tay, trí óc); nhiều loại việc (nhân viên, quản lý, tự do); từ đó chọn cho bản thân một nghề phù hợp để lập thân lập nghiệp.