Thực trạng công tác quản lí các nguồn lực

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 62 - 65)

Về nhân lực, thực tế trình độ của các GV không đồng đều, GV tham gia hoạt động GDHN vừa thiếu lại vừa yếu. Nhìn chung, đa số GV dạy GDHN chưa qua đào tạo chuyên môn. Mặc dù những nhà giáo rất tâm huyết trong công tác hướng nghiệp cho HS của mình, nhưng việc được trang bị những kiến thức, thông tin, các phương tiện phục vụ cho công tác hướng nghiệp của GV là không thường xuyên, chưa đầy đủ và không đồng đều. Khi được hỏi về các khóa bồi dưỡng hướng nghiệp, có 124/143 GV được tham gia nhưng chỉ ở mức thỉnh thoảng và 19/143 GV không được tham gia. Như vậy, có trên 86,7% GV của huyện được tham gia đào tạo bồi dưỡng về hướng nghiệp nhưng không thường

xuyên; hơn 13% GV không được tham gia các lớp tập huấn, những GV này sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia công tác hướng nghiệp, dẫn đến kết quả hướng nghiệp cho HS không được như mong đợi.

Bảng 2.10: Mức độ tham gia các lớp tập huấn, trang bị những kiến thức, thông tin phục vụ cho công tác GDHN của GV

Mức độ tham gia các lớp tập huấn, trang bị những kiến thức

Số lượng Tỷ lệ (%)

Ghi chú

Thường xuyên 0 0

Không thường xuyên 124 86,7

Không tham gia 19 13,3

Cộng: 143 100

Việc bồi dưỡng chuyên môn và GDHN cho GV, cán bộ quản lí còn rất hạn chế, thậm chí có nơi không tập huấn công tác này. Số tiết dành cho hướng nghiệp trong 1 năm học là 9 tiết, do đó GV thường tập trung sinh hoạt hướng nghiệp cho HS 2 buổi/năm tương đương với số tiết trên. Thời gian tổ chức không cố định và cũng không nằm trong kế hoạch chung của trường, ngoại trừ kế hoạch tư vấn - hướng nghiệp trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ cho khối 12, thời lượng cũng chỉ 1 buổi thậm chí có trường bỏ qua công tác này do số lượng HS quá ít và địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, tư vấn hướng nghiệp trong thời điểm này chỉ tập trung vào các ngành, khối thi mà trường ĐH, CĐ đào tạo. Do đó, đa số HS cho rằng hướng nghiệp chính là hướng dẫn chọn ngành, chọn trường để thi sao cho chắc chắn đậu.

Quản lý hướng nghiệp trong nhà trường còn lỏng lẻo, phó mặc cho GVCN, đa số GVCN đảm nhiệm hướng nghiệp thường chỉ dừng lại ở việc so sánh năng lực học tập ở các môn văn hóa với yêu cầu nghề hoặc khuyên HS học tốt các môn văn hóa để học các nghề mà HS có dự định học. Giáo viên chỉ cho HS thấy được nghề đó có đối tượng lao động như thế nào? yêu cầu phải có năng lực phẩm chất gì? đòi hỏi sức khỏe ra sao? công cụ lao động là gì?...

Về vật lực, những năm gần đây ngân sách chi cho GD đã tăng đáng kể. Song, sự đầu tư chủ yếu giành cho GDPT nói chung, hướng nghiệp nói riêng vẫn chưa được đầu tư. Các trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, phần mềm trắc nghiệm hướng nghiệp, các thiết bị kiểm tra sức khỏe như máy đo huyết áp, cân đo,...

Riêng CSVC phục vụ cho dạy NPT thì được đầu tư cho Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên phòng học tin học, trung tâm chỉ đào tạo một số nghề nhất định và phụ thuộc hoàn toàn vào việc huy động HS học NPT của các trường PT chuyển sang. Thông thường theo kế hoạch hoạt động chung của các trường THPT, sau khi bố trí hết thời khóa biểu cho các buổi học như thể dục, quốc phòng, phụ đạo, các buổi trống còn lại mới cho học NPT; theo điều kiện CSVC ở trường có phòng máy vi tính thì nhà trường tự tổ chức dạy nghề tin học cho HS và thậm chí bắt hoàn toàn 100% HS phải học tin học, việc dạy NPT cho HS góp phần tăng tỷ lệ tốt nghiệp cho trường.

Người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu tình hình CSVC phục vụ hoạt động GDHN hiện nay trong nhà trường thì được biết 79 ý kiến, chiếm 55,2% cho rằng không đầy đủ; 64/143 ý kiến (44,8%) cho rằng không có. Nhìn chung CSVC phục vụ trong hoạt động GDHN chưa được đầu tư thỏa đáng.

Bảng 2.11:Tình hình cơ sở vật chất phục vụ công tác GDHN Tình hình cơ sở vật chất Số lượng Tỷ lệ(%) Ghi chú

Đầy đủ 0 0

Không đầy đủ 79 55,2

Không có 64 44,8

Cộng: 143 100

Việc hướng nghiệp - dạy NPT còn nhiều bất cập, về CSVC ở trung tâm đầy đủ để dạy nhưng lại không có HS còn các trường CSVC không có nhưng lại giữ HS lại để dạy. Từ đó, HS bị ép phải học những nghề mà bản thân không yêu thích, không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao và hiệu quả hướng

nghiệp - NPT không đúng mục đích đề ra. Hiện nay đã có quy định bắt buộc HS các trường ở gần trung tâm phải đăng ký học NPT tại trung tâm, các trường vùng xa khi dạy NPT phải có văn bản báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo và được Sở phê duyệt, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời khi HS được tự do đăng ký học các nghề có ở trung tâm, điều đó vẫn chưa đủ để tăng hiệu quả GDHN cho HS.

Trước thực trạng đó, chủ trương của ngành cũng như các trường đã vận động GV làm đồ dùng dạy học nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ. Vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp thiết thực để thu hút sự đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác GDHN.

Tóm lại, công tác GDHN của huyện trong những năm qua có nhiều khó khăn: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ chuyên môn của GV, nội dung chương trình chưa phù hợp,... như đã trình bài ở trên, hoạt động GDHN trong những năm qua đạt được kết quả không cao là điều dễ hiểu. Công tác GDHN cho HS các trường THPT đa số GV đều rất quan tâm đến hoạt động này, như GV đã trao đổi với HS về lựa chọn ngành nghề, chủ động tìm hiểu về ngành nghề để tư vấn hướng nghiệp cho HS, GV có được tham gia các khóa bồi dưỡng về hướng nghiệp chứ chưa được đào tạo bài bản, tỷ lệ GV chưa qua bồi dưỡng vẫn còn rất cao. Giáo viên được phân công GDHN trong nhà trường nhưng không có một chính sách hay chế tài nào khiến giờ hướng nghiệp chưa được tổ chức hiệu quả. Từ đó, GV nhận định hiệu quả hướng nghiệp trong nhà trường chưa cao, có đến trên 50% GV cho rằng hoạt động GDHN trong thời gian qua không hiệu quả và 36% GV cho rằng hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 62 - 65)