chương trình giáo dục hướng nghiệp
Trong công tác GDHN, để phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo của HS, hoạt động giáo dục thường được tổ chức theo quy mô nhóm; qua đó HS năng động tích cực hoạt động xã hội. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua khâu tổ chức của công tác GDHN ở các trường THPT lại là khâu yếu. Ở các trường THPT hiện tại không có cán bộ, GV chuyên trách về GDHN. Chính vì vậy, khi được phân công làm công tác tư vấn hướng nghiệp GV tỏ ra lúng túng cả về khâu tổ chức và phương pháp dạy học. Các trường hầu hết chưa xây dựng được chương trình và nội dung hoạt động, xem GDHN như là một hoạt động phong trào dành cho HS lớp 12 ở cuối năm học. Khi được hỏi về nội dung GDHN cho HS THPT có phù hợp không? có đến 127/143 ý kiến cho rằng không phù hợp, chiếm tỷ lệ (88,8%) và phù hợp là 11,2%. Kết quả trên cho thấy nội dung GDHN ở trường phổ thông thời gian qua còn rất nghèo nàn, không phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Chính nguyên nhân này ảnh hưởng đến 1 phần quá trình nhận thức của HS về hoạt động hướng nghiệp, HS không hứng thú với những hoạt động do nhà trường tổ chức, từ đó góp phần làm cho công tác tổ chức GDHN đạt kết quả không cao.
Khi được hỏi hình thức được sử dụng trong công tác GDHN ở nhà trường phổ thông trong thời gian qua, kết quả thu được bảng 2.8.
Bảng 2.8: Hình thức nào đã được sử dụng trong công tác GDHN ở nhà trường phổ thông trong thời gian qua
công tác GDHN ở nhà trường phổ thông
(%)
Thông qua các môn văn hóa 58 40,6
Thông qua giáo dục công nghệ 52 36,3
Thông qua giáo dục nghề phổ thông và lao động sản xuất
2 1,4
Thông qua hoạt động ngoại khoá, tham quan
31 21,7
Thông qua những hình thức khác 0 0
Cộng: 143 100
Theo kết quả khảo sát có 58/143 ý kiến (40,6%) cho rằng thông qua các môn văn hoá để GDHN cho các em; có 52/143 GV ( 36,3%) cho rằng thông qua môn công nghệ; 2 ý kiến cho rằng thông qua giáo dục NPT và lao động sản xuất; 31 ý kiến cho rằng GDHN thông qua hoạt động ngoại khóa, tham quan. Ở Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh, GV cho rằng GDHN chỉ thông qua hoạt động ngoại khóa, thông qua các môn văn hóa kết hợp công tác phân luồng HS sau trung học để tư vấn cho các em. Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động còn quá đơn điệu, GDHN chủ yếu thông qua các môn văn hoá và môn công nghệ, những hình thức khác như thông qua hoạt động NPT và lao động sản xuất, tham quan,… còn rất ít hoặc không có.
Hướng nghiệp trong các trường tuy đã được đầu tư, quan tâm nhiều nhưng chương trình sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường không được thường xuyên, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động. Đối với HS THPT, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp thực hiện thông qua nội dung môn công nghệ và mỗi tháng có 1 tiết GDHN; đối với HS Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên, hoạt động GDHN thông qua môn giáo dục công dân là chủ yếu, nội dung công tác GDHN hầu như các trường không có sự chuẩn bị trước. Ngoài ra, qua các môn học khác, các buổi sinh hoạt tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có lồng ghép nội dung hướng nghiệp. Khi được trao đổi trực tiếp với GV thì được
biết kế hoạch GDHN của nhiều trường chỉ lập thành một mục trong kế hoạch chung cho cả năm học.
Khi được hỏi hoạt động GDHN trong trường em được tổ chức như thế nào, kết quả khảo sát cho thấy các trường đã có tổ chức hoạt động GDHN nhưng không nhiều, có đến 193 HS cho rằng tổ chức 1 tháng/lần, chiếm 38,8%; 136 ý kiến cho rằng tổ chức 1năm/lần, chiếm 27,3%; 169/498 ý kiến (33,9%) cho rằng tổ chức 1 học kỳ/lần; không có ý kiến cho rằng trường không tổ chức lần nào. Điều này cho thấy thời gian tổ chức HN ở các trường còn ít, đòi hỏi cần phải có sự quan tâm hơn nữa từ phía lãnh đạo nhà trường, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể. Cần lồng ghép hoạt động GDHN vào các môn học nhằm làm phong phú thêm nội dung hướng nghiệp và công tác tổ chức cũng thường xuyên hơn.
Việc tiếp cận chương trình mới hiện nay, đa số cán bộ quản lí chỉ quan tâm đến việc yêu cầu GV nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình GDHN. Trong công tác chỉ đạo hoạt động GDHN ở trường, có đến 112/143 GV (78,3%) cho rằng tổ chức không thường xuyên; 31/143 GV (21,7 %) cho rằng hoạt động GDHN ở nhà trường không có kế hoạch, chỉ phối hợp với Đoàn thanh niên thông qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa để hướng nghiệp cho các em. Chính công tác chỉ đạo hoạt động GDHN ở nhà trường không thực hiện tốt dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát cũng bị thờ ơ, có đến 129/143 ý kiến chiếm (90,2%) cho rằng không kiểm tra; 14 ý kiến ( 9,8%) cho rằng không thường xuyên. Hỏi về công tác thi đua khen thưởng hoạt động GDHN ở nhà trường, có 107/143 GV, chiếm 74,8% cho rằng không có. Chính những yếu kém này là một trong những nhân tố làm cho hoạt động GDHN trong nhà trường đạt kết quả không cao.