Thực trạng nhận thức của các đối tượng về giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 53 - 58)

thông huyện Cao Lãnh

Để tìm hiểu thực trạng GDHN THPT trên địa bàn huyện Cao Lãnh, người nghiên cứu tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra có sẵn các thông tin cần tìm hiểu cho các đối tượng như HS, phụ huynh, GV, CBQL trong các trường THPT trên địa bàn huyện như sau:

Khảo sát 300 bậc phụ huynh của HS ở các trường THPT của huyện. Tổng số phiếu thu về là 289 phiếu, tỷ lệ phụ huynh tham gia trả lời bảng hỏi là 99,3%. Khảo sát 143 GV được giao nhiệm vụ GDHN cho HS của các trường THPT Thống Linh, THPT Kiến Văn, THCS - THPT Nguyễn Văn Khải, THPT Cao Lãnh 1, THPT Cao Lãnh 2 và Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh (có nhiệm vụ GDHN).

Khảo sát 500 HS tại các trường THPT và Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lãnh. Số HS tham gia khảo sát là 498 HS, trong đó HS khối 12: 100 phiếu; khối 11: 200 phiếu; khối 10: 198 phiếu.

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng về giáo dục hướngnghiệp nghiệp

Cụm từ “ Hướng nghiệp” đã được mọi người biết đến, nhưng việc để hiểu và thực hiện vẫn còn là một vấn đề lớn. Thậm chí vẫn còn một số nhận thức chưa đúng, đủ về công tác này nên chỉ coi “hướng nghiệp” là hình thức. Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về công tác GDHN ở trường THPT hiện nay có tới 108 phụ huynh, chiếm tỷ lệ (37,4%) cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết; 118 phụ huynh (40,8%) cho rằng đây là hoạt động cần thiết, có thể thấy rằng các bậc phụ huynh cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDHN cho con em mình. Tuy nhiên, huyện Cao Lãnh là một huyện nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, người dân chủ yếu tập trung vào ruộng vườn nên có một bộ phận phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của con em mình, từ đó dẫn đến không thấy được tầm quan trọng của công tác GDHN, vì vậy có đến 21,8%

cho rằng đây là hoạt động không cần thiết.

Bảng 2.5: Nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của công tác GDHN Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú Rất cần thiết 108 37,4 Cần thiết 118 40,8 Không cần thiết 63 21,8 Cộng: 289 100

Từ những nhận thức trên khi tìm hiểu về định hướng của phụ huynh đối với con em sau khi tốt nghiệp THPT, kết quả khảo sát cho thấy phụ huynh định hướng cho con em học ĐH, CĐ chiếm tỷ lệ cao 257/289 ý kiến, chiếm tỷ lệ 88,9%; chỉ có 26/289 phụ huynh định hướng cho HS đi học nghề và 6/289 phụ huynh định hướng con làm nghề truyền thống gia đình, chiếm 2,1%,; không có phụ huynh nào cho con đi làm ngay. Xã hội hiện nay ngày một phát triển, đòi hỏi trình độ học vấn của tầng lớp lao động trẻ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái trong xã hội này còn xem nặng bằng cấp trong tuyển dụng lao động, do vậy các bậc phụ huynh muốn con mình đổ xô vào học ĐH, CĐ cốt chỉ lấy tấm bằng để xin việc làm bất chấp mọi cách, gây lãng phí về tài chính, thời gian cho việc đào tạo đi, đào tạo lại.

Tuy nhiên khi được hỏi ĐH, CĐ có phải là con đường tiến thân duy nhất của HS hay không thì kết quả lại cho thấy 187/289 ý kiến (64,7%) cho rằng ĐH, CĐ không phải là con đường duy nhất. Hầu hết phụ huynh đều mong muốn con em mình vào ĐH, CĐ mặc dù đã có nhiều nhận định rằng học ĐH, CĐ không phải là con đường duy nhất. Phụ huynh HS nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ có việc làm ổn định, làm ở những nơi tốt,... khi được tìm hiểu nhận thức về việc lựa chọn ngành nghề của HS từ phía phụ huynh, đa số phụ huynh đều rất quan tâm cho rằng đây là việc quan trọng 201/289 phụ huynh (69,6%), chỉ có 7/289 phụ huynh (2,4%) xem đây là việc làm không quan trọng.

Khảo sát tìm hiểu việc phụ huynh có thường xuyên trao đổi về việc chọn ngành nghề của con mình hay không. Kết quả cho thấy hầu hết phụ huynh đều đã trao đổi với HS nhưng với mức độ khác nhau, có 89/289 phụ huynh (30,8%) cho rằng thường xuyên; 169/289 phụ huynh chiếm (58,5%) ở mức độ thỉnh thoảng và 31/289 phụ huynh học sinh chiếm (10,7%) ở mức độ ít khi.

Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm và tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, trao đổi với con em họ, tuy nhiên mức độ thường xuyên chưa cao lắm, họ mới quan tâm tìm hiểu ngành nghề và thỉnh thoảng mới trao đổi với con em. Phụ huynh đều nhận định việc lựa chọn ngành nghề phải dựa trên năng lực HS, sở thích của bản thân HS và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên phụ huynh cũng lưu ý rằng nghề phải dễ kiếm việc làm, đó là những nghề xã hội cần. Như vậy một lần nữa khẳng định rằng việc thông tin về các ngành nghề trong xã hội của địa phương, đất nước trong thời gian tới hoặc trong một giai đoạn cụ thể nào đó phải được thông tin phổ biến rộng rãi trong xã hội, từ đó làm cơ sở để hướng nghiệp vừa theo khả năng của người học vừa đáp ứng nhu cầu năng lực lao động phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung.

Tìm hiểu nhận thức của HS về hoạt động GDHN trong nhà trường thì thu được kết quả bảng 2.6

Bảng 2.6:Nhận thức của HS về hoạt động GDHN trong nhà trường

Nhận thức: Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú Rất cần thiết 124 24,9 Cần thiết 178 35,7 Không cần thiết 196 39,4 Cộng: 498 100

Theo kết quả khảo sát cho thấy việc nhận thức của HS đối với công tác GDHN còn rất hạn chế, có 196/498 ý kiến cho rằng đây là một hoạt động không

cần thiết; 124/498 ý kiến cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết. Chính nhận thức này dẫn đến HS thường lúng túng trong việc chọn nghề cho bản thân. Số HS dự định học ĐH, CĐ là 363/498 HS, chiếm 72,9% với tỷ lệ cao, học nghề và TCCN là 54/498 ý kiến, chiếm 10,8%; ở nhà làm nghề truyền thống gia đình là 11/498 HS; đi làm 28/498 HS; chưa có dự định chiếm 8,5% với 42/498 HS. Trả lời câu hỏi: Theo em, việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai của mình là? với 4 đáp án như sau: Rất quan trọng; quan trọng; bình thường; không quan trọng. Người nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của HS về việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai như thế nào, kết quả khảo sát thu được đa số HS đều nhận thức chọn nghề là một việc rất quan trọng 364/498 ý kiến, chiếm 73,1%; 97/498 HS cho rằng quan trọng chỉ có 11 ý kiến cho là không quan trọng và 26 ý kiến, chiếm 5,2% cho rằng việc lựa chọn nghề là bình thường.

Tìm hiểu nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn nghề của HS nhiều nhất, đa số HS chọn những nhân tố nhà trường 136/498 HS (27,3%); thầy cô 94 HS (18,9%); gia đình 92 HS (18,5%); theo bạn bè 116 HS (23,3%); trên các phương tiện thông tin đại chúng 28 HS (5,6%); theo nhu cầu của xã hội, địa phương 14 HS (2,8%); nghề có thu nhập cao; dễ tìm việc 18 HS (3,6%). Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là nhà trường, qua công tác hướng nghiệp, qua sự hướng dẫn của thầy cô, gia đình dưới sự hướng dẫn của phụ huynh cũng tác động lên việc lựa chọn ngành nghề, HS có xu hướng chọn nghề theo bạn bè cũng khá cao. Bên cạnh đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng, theo nhu cầu xã hội, hoặc do nghề có thu nhập cao ít được HS chú ý đến.

Qua đó, dễ nhận thấy rằng thông tin về ngành nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Ngày nay, việc thu nhập cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS, một mặt do HS chưa nghĩ tới hoặc nhu cầu của HS là có việc làm ổn định sau khi ra trường, đó là hệ quả của việc đào tạo ồ ạt ở bậc ĐH, CĐ không quan tâm đến việc đào tạo công nhân lành nghề trong thời gian vừa qua,

dẫn đến rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ mà không kiếm được việc làm. Vì vậy, nguyện vọng của các em sau khi ra trường có được việc làm ổn định là rất chính đáng.

Khi được hỏi trường em có phòng tư vấn hướng nghiệp cho HS chưa? có 178 ý kiến cho rằng có nhưng ít hoạt động, chiếm tỷ lệ 35,7%; 291/498 ý kiến (58,4%) cho rằng không có, chỉ hướng nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khoá. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động GDHN ở các trường THPT thời gian qua còn mang tính hình thức, chưa chú ý đến chất lượng dẫn đến tình trạng có phòng tư vấn nhưng chưa hoạt động.

Khi tìm hiểu về nhận thức tầm quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường phổ thông, đa số GV đều trả lời rất quan trọng và quan trọng, không có GV nào cho rằng đây là hoạt động không quan trọng. Số liệu thống kê qua bảng 2.7.

Bảng 2.7: Nhận thức tầm quan trọng công tác GDHN của GV Nhận thức tầm quan trọng của GDHN Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú Rất quan trọng 91 63,6 Quan trọng 38 26,6 Bình thường 14 9,8 Không quan trọng 0 0 Cộng: 143 100

Giáo viên là những người trực tiếp ảnh hưởng đến việc định hướng NN cho các em. Nhận thức về công tác GDHN có đến 63,7% lực lượng GV xem đây là một hoạt động rất quan trọng; 26,5% GV xem đây là hoạt động quan trọng.

Đây là một nhận thức đáng mừng đối với hoạt động GDHN ở các trường THPT hiện nay. Tuy nhiên đối với GV ở các trường THPT của huyện, chủ yếu tập trung đến dạy văn hóa, mọi biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy - học cũng chỉ tập trung vào các môn học văn hóa, công tác hướng nghiệp được xem là nhiệm vụ cá nhân của một số GV dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w