Thực trạng về công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội khác

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 60 - 62)

Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội được xem là “quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống GV, tạo môi trường thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội, đến việc tham gia giáo dục HS”. Nhận thức được vai trò quan trọng của các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội) trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã có nhiều chính sách, giải pháp, nhằm huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GD - ĐT. Văn Kiện Hội Nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII viết “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”[15]. Hay Điều 3 của Luật giáo dục cũng ghi rõ “hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[43]. Tuy nhiên, trong thời gian qua do khâu tuyên truyền và triển khai công tác GDHN ở các trường còn nhiều hạn chế. Cho nên, sự tác động hoặc ảnh hưởng của gia đình HS đối với công tác GDHN còn rất mờ nhạt. Các tổ chức Đoàn trường, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chi đoàn GV chưa phát huy được vai trò của mình. Khi được hỏi về mức độ tham gia hoạt động GDHN của phụ huynh do nhà trường tổ chức thu được kết quả sau:

Bảng 2.9: Mức độ tham gia hoạt động GDHN của phụ huynh do nhà trường tổ chức

Mức độ tham gia hoạt động GDHN của phụ huynh Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 82 28,4 Ít khi 39 13.5

Không tham gia 168 58,1

Cộng: 289 100

Tất cả phụ huynh cho rằng không tham gia thường xuyên (khi được trao đổi trực tiếp với một số phụ huynh, các bậc phụ huynh đưa ra nhiều lí do. Ví dụ: Trường không tổ chức thường xuyên, phụ huynh bận việc nhà,...). Với 82 phụ huynh học sinh (28,4%) cho rằng tham gia ở mức độ thỉnh thoảng; 39 phụ huynh cho rằng ít khi tham gia; 168/289 phụ huynh (58,1%) cho rằng không tham gia. Giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Cao Lãnh trong thời gian qua được xem là một loại hình hoạt động phong trào, rất ít HS có hứng thú tham gia công tác này; công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội chưa được chặt chẽ, thực trạng này dẫn đến rất nhiều HS lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học để đăng kí dự thi vào đại học, nhiều sinh viên học đến năm thứ 2, năm thứ 3 cảm thấy thất vọng trước quyết định ban đầu của mình, sinh viên mới ra trường thường lúng túng khi tìm việc. Có thể thấy rằng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa tốt. Nếu phối hợp tốt thì đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa công tác GDHN đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực ở huyện cao lanh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 60 - 62)