Thành phần các lớp từ chỉ nghề biển – xét trong quan hệ với từ toàn dân và từ địa phương

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 48 - 55)

- Với nghề làm nước mắm

2.3.3Thành phần các lớp từ chỉ nghề biển – xét trong quan hệ với từ toàn dân và từ địa phương

dân và từ địa phương

Dựa theo cách phân loại các lớp từ chỉ nghề mà Hoàng Trọng Canh đưa ra trong bài viết Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh [ ] chúng tôi cũng chia từ chỉ nghề biển Nghệ An làm 3 loại. Cách phân loại này không chỉ xét tiêu chí về mặt xã hội – phạm vi người dùng mà còn xét kết hợp với tiêu chí phạm vi dùng về mặt ranh giới địa lý, do vậy phải đối lập từ chỉ nghề với từ toàn dân, từ địa phương, từ thổ ngữ.

2.3.3.1. Từ chỉ nghề biển được dùng trong ngôn ngữ toàn dân

Song song với quá trình giao lưu hội nhập giữa các quốc gia là quá trình giao lưu giữa các vùng miền trong phạm vi một quốc gia. Sự giao lưu ấy diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó có sự giao lưu về mặt ngôn ngữ. Vì vậy, một số từ ngữ phương ngữ dần dần được sử dụng rãi và trở thành vốn từ ngôn ngữ toàn dân.

Vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An cũng không nằm ngoài quy luật biến đổi ấy. Mặc dù nghề đánh cá, làm muối và làm nước mắm là những nghề truyền thống, nhưng đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu có một vốn từ tương ứng với bức tranh xã hội trở thành nhu cầu thường xuyên, có như vậy, con người mới có thể hòa nhập vào cuộc sống mà không bị tụt hậu về ngôn ngữ, với xu hướng ấy, một số từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân

Nghệ An có thể cùng với từ chỉ nghề biển các vùng khác đã được “toàn dân hóa”. Mặc dù ban đầu gia nhập vào vốn từ toàn dân có gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng dần dần trải qua thời gian cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, vốn từ ấy đã được sử dụng rộng rãi, ta có thể kể đến một số từ ngữ:

- Nghề đánh cá: tàu, thuyền, bè, lưới, buồm, phao, bắt, đánh, phơi, cá, cá cơm, cá thu, cá chim, cá mập, tôm, cua, mực, ốc, sứa...

- Nghề làm muối: muối, muối tinh, muối sạch,

- Nghề làm nước mắm: bể, can, chai, chảo, ướp, phơi, chế biến, nước mắm cốt, nước mắm nguyên chất, nước mắm đặc biệt...

Trong các từ chỉ nghề được sử dụng rộng rãi tron ngôn ngữ toàn dân thì từ chỉ nghề cá chiếm số lượng lớn hơn so với nghề làm muối và làm nước mắm. Nguyên nhân cơ bản có thể thấy đó là nghề cá là nghề truyền thống nhưng lại phổ biến khắp nơi, suốt dải bờ biển Việt Nam dài 3260 km từ Móng Cái đến tận Cà Mau ở đâu cũng xuất hiện nghề đánh cá, vì vậy phạm vi giao thoa, đan xen của từ nghề nghiệp với từ toàn dân là không nhỏ. Còn nghề làm muối và làm nước mắm dường như mang tính chất “độc quyền” của cư dân vùng biển, nên tính toàn dân của hai nghề này có phần hạn chế hơn nghề đánh cá.

Khi vốn từ chỉ nghề được dùng trong vốn từ toàn dân thì phạm vi sử dụng của nó không còn hạn chế nữa mà trở nên rộng rãi. Lớp từ này ngày càng được bổ sung, góp phần vào việc làm phong phú vốn từ toàn dân. Bức tranh xã hội về mặt ngôn ngữ vì thế cũng trở nên sinh động và rõ nét hơn. 2.3.3.2 Từ chỉ nghề biển được dùng trong phương ngữ

Vốn từ của một ngôn ngữ bao chứa trong nó nhiều lớp từ vựng khác nhau. Nói cách khác, nếu vốn từ là một hệ thống thì trong vốn từ của ngôn ngữ dân tộc có nhiều tiểu hệ thống. Xét về phạm vi sử dụng, theo ranh giới địa lí, ta có vốn từ toàn dân. Nếu xét theo tính chất xã hội người dùng thì ta có vốn từ nghề nghiệp, vốn từ thuật ngữ, tiếng lóng...Vì vậy, việc xác định từ nghề nghiệp được dùng trong phương ngữ chỉ mang tính tương đối.

Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ địa phương diễn ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày. Mặc dù không tách biệt khỏi phương ngữ, song từ nghề nghiệp cũng không đồng nhất với từ địa phương. Do phạm vi sử dụng của từ chỉ nghề có thể được nhìn từ phía ranh giới địa lý, cho nên với vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An, chúng tôi đề cập đến vấn đề “từ chỉ nghề được dùng trong phương ngữ”. Trong vốn từ chỉ nghề cá, nghề làm muối, làm nước mắm có một số lượng từ không nhỏ trở thành từ địa phương Nghệ Tĩnh, chúng có sự khác biệt với từ toàn dân (và địa phương khác), được cộng đồng người Nghệ Tĩnh quen dùng.

Ta có thể thấy qua một số ví dụ:

lái (lưới), mói (muối), nốc (thuyền), ruốc (moi ,tép), nghêu (ngao), trìa (trai); nước rặc (nước triều xuống), cá ù (Nam Bộ: cá ngừ), cá lúp lợn (Nam Bộ: cá heo),...

Lớp từ này có thể đã mượn trong vốn từ phương ngữ hoặc ngược lại vốn từ chỉ nghề do phạm vi sử dụng ngày càng mở rộng, qua thời gian trở thành phương ngữ.

Bức tranh ngôn ngữ theo nghĩa rộng là bức tranh văn hóa. Vì vậy vốn từ chỉ nghề biển được dùng trong phương ngữ càng làm rõ nét bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh.

2.3.3.3. Từ riêng của nghề

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Từ ngữ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội”. Song ông hạn định thêm về phạm vi sử dụng : “Những từ ngữ này thường được người trong nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng.” [...] Có thể xem những từ thỏa mãn tiêu chí như trên chính là lớp từ riêng của nghề. Nếu dựa vào quan niệm trên về khái niệm từ riêng của nghề thì rất khó cho người thu thập khảo sát từ nghề nghiệp. Như đã nói ngoài căn cứu vào nội dung của các từ này chỉ công cụ,

hoạt động, sản phẩm của nghề được người trong nghề dùng tự nhiên, chúng tôi còn chú ý phạm vi dùng của loại này thường chỉ trong một vùng địa phươg nhỏ có tính thổ ngữ

Cũng như xu thế chung của rất nhiều lớp từ chỉ nghề, từ chỉ nghề đánh cá, làm muối, làm nước mắm ở Nghệ An cũng có một bộ phận từ riêng như thế. Để xác định trong vốn từ chỉ nghề nghiệp, lớp từ nào chỉ có người trong nghề mới hiểu, gọi chúng là từ riêng của nghề, chúng tôi một mặt dựa vào cảm nhận của bản thân nhưng mặt khác dùng phương pháp kiểm tra qua đối tượng là người sống trong vùng nhưng không làm nghề biển, theo cách hỏi nghĩa các từ đã lập theo danh sách. Sau khi đã khảo sát điều tra vốn từ, chúng tôi thấy rằng, từ chỉ nghề riêng của các nghề này chiếm số lượng khá cao, gồm 617 từ, chiếm 64,6 % vốn từ nghề biển nói chung, cụ thể như sau:

- Nghề đánh cá: Tổng số từ điều tra được là 707 từ, trong đó số lượng từ riêng của nghề có 478 từ (chiếm 67.61%), ví dụ: be thuyền, bên đốc, bên lái, bóng ghẹ, bóng mực, bóng ốc, câu phao, câu thặc, câu treo, câu rà, câu bay, lái bọc, lái rê, lái rẹo, lái rùng, lái mốt, lái năm, lái mười, đánh giăng, đánh vây, đánh vòng, cá cháo cơm, cá cháo đỏ, cá cháo khoai, cá cháo trắng, cá cu cam, cá cu két, cá cu trơn, cá đốm chạch, cá đốm chạch trơn, cá đốm chạch hoa, cá đốm chạch trơn, cá đốm gốc, cá đốm khơi, cá đốm láo, cá đốm lộng, cá đốm mu, cá đốm xuôi, ...

- Nghề làm muối: Tổng số từ điều tra được là 95 từ, trong đó từ chỉ nghề riêng có 62 từ (chiếm 65.26%), ví dụ: giát, nhăng, nước khắt, bầu diệu, thêu, cồn ô, diệu giát, bới giát, giẫy muối, rấm nước, muối lằng ô, muối nước con, muối nước mẹ, nước ót, ...

- Nghề làm nước mắm: Tổng số từ điều tra được là 153 từ, trong đó từ riêng của nghề có 77 từ (chiếm 50.32%), ví dụ: mê, bể chượp, bung, nước hàng, phồm, thảng, đánh quậy, chượp gài nén, chượp bột, pha đấu, mắm ghè, mắm đâm, nước mắm đầu nỏ, nước mắm hạ thổ...

Như vậy, đối chiếu từ của ba nghề biển chúng ta thấy từ dùng riêng trong nghề có số lương, tỉ lệ cao, trên 60 %. Điều này cũng cho thấy một đặc điểm của từ chỉ nghề là phạm vi sử dụng rất hạn chế.

Qua số liệu khảo sát, thống kê được, chúng tôi nhận thấy rằng, đối với nghề đánh cá của cư dân biển Nghệ An, từ riêng của nghề là khá lớn nhưng các từ này chủ yếu tập trung ở mảng từ có phạm vi phản ánh là quy trình sản xuất và sản phẩm của nghề. Ví dụ: Các từ như giềng (là bộ phận gắn vào phần đầu và phần cuối của lưới có tác dụng để cột phao và chì vào lưới ); đòi (vật dạng tròn làm từ kim loại là sắt (tùy thuộc vào cần câu lớn hay bé để làm hòn đòi cho phù hợp), gắn vào sợi cước cột vào phía trên lưỡi câu làm cho lưỡi câu chìm xuống nước để câu cá),... Lí do cơ bản là quy trình sản xuất và sản phẩm của nghề mang những đặc trưng, đặc thù riêng, còn công cụ thì sử dụng rất nhiều những công cụ mang tính phổ biến, quen dùng trong phương ngữ hoặc ngôn ngữ toàn dân như thuyền, bè, tàu, xuồng, can, đài, lưới, phao, rổ, thợ,... (nghề đánh cá); cái bừa, cái cào, cái nạo, gáo, giếng, lò nấu, sân phơi, nồi nấu, kho, mương,... (nghề làm muối); ca, gáo, can, bể, bao lóng, đá dằn, đá hộc, thùng, chai, chảo, lon, nồi, vại... (nghề làm nước mắm).

Các từ như đã nêu, phải là người trong nghề thì mới có thể hiểu và sử dụng chúng một cách dễ dàng, nếu không phải là người trong nghề thì không thể hiểu được.

Ví dụ: Từ thảng chỉ cái gì thì người ngoài nghề không hiểu được.

Thảng là một loại thùng dùng để muối mắm; hay từ phụt nước (hoạt động làm cho nước mặn được rải đều ra trên đất); từ vưỡi đất (hoạt động làm cho đất mặn tơi ra trên sân phơi).v.v.

Các từ riêng của nghề về hình thức vẫn hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm, cách cấu tạo và quy tắc của tiếng Việt. Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa thì có sự khác nhau. Ví dụ: Từ giát, trong ngôn ngữ toàn dân thì nó là động từ, tức nó là hoạt động làm cho đều, cho mỏng ra một vật nào đó. Nhưng ở đây, trong từ chỉ nghề làm muối thì giát lại là tên gọi của một cái

hố được đào để đổ đất vào nhằm để lọc nước mặn (nước mặn này qua quá trình phơi nắng sẽ tạo thành muối); đùm trong từ toàn dân là động động từ (lá lành đùm lá rách) hoặc chuyển nghĩa chỉ danh từ (một đùm xôi, một đùm ngô) nhưng trong nghề làm muối thì đùm chỉ nơi nước biển chảy vào; đòi trong ngôn ngữ toàn dân là động từ (đòi ăn, đòi mặc...) nhưng trong nghề đánh cá thì đòi là danh từ - dụng cụ làm bằng một hòn chì nặng, gắn vào cần câu, làm cho mồi chìm xuống để dụ cá mực; hay từ kéo, trong ngôn ngữ toàn dân thì có hai từ kéo: Kéo 1: danh từ - dụng cụ dùng để cắt các vật mềm hơn nó; Kéo 2: động từ - hoạt động đẩy đối tượng ra (kéo người ra). Nhưng ở đây, trong từ chỉ nghề làm nước mắm thì kéo có nghĩa là lấy nước mắm trong bể ra để đưa vào nồi nấu. Trong quá trình đó, có kéo lần 1, lần 2, lần 3 cho đến hết chất nước mắm thì thôi. Lí giải nguồn gốc của các từ riêng chỉ nghề, chúng tôi nhận định như sau: Có hai lí do để giải thích mà chúng tôi cho là đáng tin cậy: Thứ nhất, trong quá trình phát triển nghề nghiệp, xuất hiện một bộ phận những công cụ, phương tiện, quá trình hoạt động sản xuất và các thành phẩm chưa có tên gọi. Vì vậy, người ta đã tự đặt tên, gọi tên chúng, có thể là theo hình dáng, theo cách thức hoạt động của nghề và theo nguyên liệu độ tăng giảm của các sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Từ trúp (chúp): là dụng cụ đậy (thùng nước mắm) hình nón được làm bằng lá dừa hoặc bằng nilon. Trúp hay chúp đó là tên gọi của đỉnh chóp nón người ta đưa vào đặt tên cho nó. Muối già (muối phơi cháy khô vì quá nắng). Muối nam (muối kết tinh vào ngày có nắng nam). Muối nồm (muối kết tinh vào ngày có gió nồm)...

Qua một số từ riêng của nghề chúng ta thấy chúng ra đời là có lí do một phần, có thể giải thích được theo nhận thức của cư dân địa phương. Nhưng cũng có những từ ra đời mang tính võ đoán (không giải thích được), người ta gọi theo thói quen khi thường xuyên sử dụng. Đấy là lí do thứ hai. Ví dụ: Từ

bung (từ chỉ nồi đồng để nấu nước mắm). Từ thêu (dụng cụ xúc đất, xúc muối của nghề làm muối, từ này có thể có quan hệ với từ xêu trong xêu cơm).

Những cư dân làm nghề đã thực sự sáng tạo nên một số lượng những từ mới. Vì vậy, nếu không mượn vỏ ngữ âm có sẵn của từ trong vốn từ toàn dân để cấu tạo từ nghề nghiệp thì vốn từ riêng của nghề càng nhiều, càng phong phú, cho nên khả năng đóng góp vào vốn từ toàn dân của vốn từ chỉ nghề càng lớn. Tuy nhiên, vốn từ riêng của nghề càng lớn, lại càng chứng tỏ điều kiện kinh tế xã hội của khu vực đó chậm phát triển, và từ nghề nghiệp cũng chưa phát triển theo hướng mở (tức hội nhập), nghề nghiệp đó vẫn bó gọn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Nghề đánh cá, nghề làm muối và nghề làm nước mắm ở đây ngày càng giảm do điều kiện kinh tế thu nhập thấp, số lượng lao động đi xuất khẩu nước ngoài ngày một đông. Do vậy, ngành nghề truyền thống ở đây ngày càng mai một đi. Và để khôi phục các ngành nghề ấy cần phải có đầu tư đồng bộ cho nghề, nhưng dù sao đi nữa, vốn từ riêng của nghề càng nhiều, càng phong phú thì khả năng đóng góp vào vốn từ toàn dân ngày càng lớn. Nếu có điều kiện nghiên cứu thêm, chúng tôi tin rằng đây sẽ là hướng đi rất thú vị.

2.4. Tiểu kết chương 2

Như vậy trong chương 2 chúng tôi đã xét đặc điểm vốn từ nghề biển của cư dân Nghệ An lần lượt trên các mặt: về phương diện phản ánh, về cấu tạo, về nguồn gốc và về các lớp loại từ chỉ nghề xét trong quan hệ với từ toàn dân và địa phương. Qua đó, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản sau:

Vốn từ nghề biển của cư dân biển Nghệ An tương đối phong phú, gồm 955 đơn vị.Phạm vi phản ánh của từ nghề biển tương đối hẹp nhưng tập trung, chỉ có 3 phương diện của nghề được gọi tên là công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm của nghề. Trong 3 phương diện được phản ánh thì từ chỉ sản phẩm có số lượng cao nhất, gồm 491 đơn vị (514%), từ chỉ công cụ, phương tiện gồm 336 đơn vị, (35,2%), thấp nhất là từ chỉ quy trình, hoạt động, 128 từ (13,4%). Trong 3 nghề thì nghề cá có số lượng từ chủ yếu, 707 đơn vị (74%).

Về cấu tạo, từ nghề biển của cư dân Nghệ An không có từ láy, chỉ có từ đơn và từ ghép, trong đó đại bộ phận là từ ghép, gồm 797 đơn vị (83,46%), điều đặc biệt là có đến 96, 7% là từ ghép phân nghĩa, Như vậy, có thể nói, vốn từ nghề biển chủ yếu là từ ghép phân nghĩa, vì thế nó tạo cho từ nghề biển có đặc điểm cá thể cụ thể về nghĩa. Từ nghề biển Nghệ An có cấu tạo từ 1 đến 5 âm tiết, chủ yếu là loại 2,3 âm tiết, loại 4, 5 âm tiết không nhiều. Nhìn chung từ nghề biển có cấu tạo theo phương thức định danh miêu tả, như cấu tạo của cụm từ, kết cấu lỏng.

Về nguồn gốc và thành phần các yếu tố trong từ, từ chỉ nghề biển Nghệ An đại bộ phận là từ thuần Việt, nghề làm nước mắm và làm muối 100% là từ thuần Việt, nghề cá có 98,45% từ thuần Việt, chỉ có 11 từ vay mượn.

Xét thành phần các yếu tố cấu tạo trong từ (toàn dân và địa phương), từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 48 - 55)