Vấn đề khảo sát từ ngữ chỉ nghề biể nở Nghệ An

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 27 - 29)

- Với nghề làm nước mắm

1.3.2.Vấn đề khảo sát từ ngữ chỉ nghề biể nở Nghệ An

Như đã nói, bức tranh từ ngữ chỉ nghề biển ở Nghệ An đa đạng, phong phú, chính sự đa dạng ấy nên vấn đề khảo sát, tìm hiểu đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An không phải là việc đơn giản.

Sự phong phú ấy trước hết thể hiện ở thế giới hiện thực muôn màu của sản phẩm nghề đánh bắt cá với hàng trăm loại tôm cá, hàng trăm tên gọi khác

nhau. Việc sử dụng các công cụ, phương tiện, quy trình, hoạt động cũng đa dạng, từ những phương pháp thủ công truyền thống, thô sơ đến các phương tiện máy móc hiện đại...

Điều đó còn thể hiện ở cách gọi tên đối tượng, cùng một đối tượng nhưng có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ: cùng là con cá bơn nhưng có xã lại gọi là cá thờn bơn; hay cá bống nhưng có nơi gọi là cá thòi lòi; cá lầm tinh có nơi gọi là cá lầm thông; hay cùng một giống cá nhưng lại có sự thay đổi tên gọi theo quá trình trưởng thành của nó, như cá lá lớn lên gọi là cá lưỡi bò; đù lớn lên gọi là cá ốp, cá ốp lớn lên gọi là cá xóc; cá gách lớn lên gọi là cá

óc ngạnh; cá cơm lúc nhỏ gọi là cá cơm kè, đến độ to nhất gọi là cá cơm trọc,

cá dạo lớn lên gọi là cá đối, cá đối lớn lên gọi là cá trô; cá dò lớn lên gọi là

cá kình; cá đạo lớn lên gọi là cá lệch; cá trác trác lớn lên gọi là cá eo; cách gọi tên còn phụ thuộc vào mùa đánh bắt như ruốc đánh vào các tháng 4, 5, 6, 7 gọi là ruốc mùa còn đánh vào các tháng khác gọi là ruốc gưởi; nhiều đối tượng rất giống nhau dễ nhầm lẫn như cá đầu trạo gần giống cá nàng đào, điện gần giống cá dơi, cá trích gần giống cá ve bôi đến nỗi dân Nghệ có câu ca:

Ban ngày đánh cá ve bôi Đêm về trích cá lầm ôi hỡi lầm!

Bên cạnh đó, do quy trình đánh bắt, sản xuất có sự khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh nên vốn từ chỉ nghề biển cũng trở nên phong phú. Ví dụ như cư dân Quỳnh Lưu chủ yếu đánh bắt, khai thác cá nổi, lối đánh bắt truyền thống của họ là nghề lưới vây, , chụp, câu; ở Diễn Châu chủ yếu lại là nghề khai thác cá đáy nên đa số tàu thuyền làm nghề lưới kéo, một số ít làm nghề lưới mành, xăm, ; Nghi Lộc lại khai thác hải sản rất đặc trưng bằng nghề te xúc... Hay trong quy trình làm nước mắm, cư dân Quỳnh Lưu thường ngâm ủ cá bằng chum sành, cư dân Diễn Châu lại sử dụng ang gỗ vàng tâm...

Qua những biểu hiện trên chứng tỏ việc tìm hiểu và khảo sát tất cả những từ liên quan đến từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An là điều không

dễ. Chúng tôi đã cố gắng khảo sát thu thập bước đầu là những từ mang tính thông dụng. Phương thức chủ yếu của chúng tôi ở đây là “tai nghe, mắt thấy”, tuy nhiên, cũng có nhiều đối tượng lại được tiếp cận gián tiếp qua miêu tả của nhân dân nên rất khó để xác định độ chính xác. Vì vậy, đây chỉ là kết quả bước đầu, cần phải có thời gian và hỗ trợ nhiều hơn nữa để tập hợp, miêu tả từ chỉ nghề của cư dân vùng biển Nghệ An một cách chính xác và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 27 - 29)