0
Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Nguồn gốc, thành phần các loại từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ BIỂN CỦA CƯ DÂN NGHỆ AN (Trang 43 -44 )

- Với nghề làm nước mắm

2.3. Nguồn gốc, thành phần các loại từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An

Do nhu cầu kĩ thuật sản xuất ngày ngày càng cao và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, từ ngữ chỉ nghề cũng thay đổi theo. Chính vì thế khảo sát nghiên cứu nguồn gốc của từ chỉ nghề là một điều không mấy dễ

dàng, mặc dù vẫn biết bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong đời sống xã hội cũng có nguồn gốc riêng của nó. Tìm hiểu nguồn gốc của từ chỉ nghề ở một địa phương là một điều tuy khó nhưng cần thiết. Nghiên cứu nguồn gốc của từ ngữ để thấy được mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ (cụ thể là từ ngữ nghề nghiệp) với xã hội. Tìm hiểu vốn từ chỉ nghề ở đây, chúng tôi cho rằng đại đa số các từ ngữ đều ra đời từ lúc khởi nguyên của nghề. Trong quá trình vận động, từ chỉ nghề cũng được bồi đắp theo thời gian. Nhưng trong quá trình đó chúng tôi thấy từ chỉ nghề có hai xu hướng sau đây xảy ra:

- Thứ nhất: Xu hướng xuất hiện thêm một số từ ngữ mới bổ sung vào vốn từ có sẵn của nghề. Sở dĩ xuất hiện xu hướng này bởi nhu cầu của xã hội, nhu cầu tiêu dùng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mở rộng kinh tế, giao lưu và hội nhập...nên tên gọi do đó mà đa dạng hơn.

- Thứ hai: Xu hướng triệt tiêu hóa một số từ ngữ. Cơ sở của xu hướng này là do sự phát triển, nhận thức của xã hội và sự phát triển khoa học kỹ thuật...Xu hướng này không phổ biến trong các nghề của cư dân biển Nghệ An. Bởi vì, các nghề mà chúng tôi đi khảo sát là những nghề mang tính chất truyền thống. Do vậy, các tên gọi phần nào giữ nguyên tính chất truyền thống ấy. Đồng thời, do sự tiếp cận với khoa học công nghệ còn ít nên các nghề truyền thống này vẫn chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại mà vẫn còn thủ công. Các công cụ phần lớn vẫn còn là thô sơ và chủ yếu dựa vào sức lao động của con người. Vì thế các từ chỉ nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại.

Nhìn chung, các từ chỉ nghề biển ở Nghệ An mà chúng tôi điều tra, cụ thể là ở ba nghề (đánh cá, làm muối, làm nước mắm) đều tồn tại bền vững qua thời gian. Nghĩa là, từ khi ra đời người ta gọi như thế nào thì đến nay vẫn được gọi như thế. Xét về nguồn gốc thành phần cấu tạo các từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An, chúng tôi nhận thấy từ chỉ nghề có thành phần cấu tạo rất đa dạng.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ BIỂN CỦA CƯ DÂN NGHỆ AN (Trang 43 -44 )

×