Từ vay mượn

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 46 - 48)

- Với nghề làm nước mắm

2.3.2. Từ vay mượn

Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Bởi “cũng như các nền văn hóa, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ”, “nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa. Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo.” (Ed. Sapir). Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Không thể không thừa nhận rằng, sự tiếp nhận có sàng lọc của các từ ngoại lai đã tác động tích cực đến cả số lượng và chất lượng của tiếng Việt, đặc biệt trong thời kì giao lưu hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, trong vốn từ chỉ nghề mà chúng tôi đang điều tra, thì số

lượng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài là không nhiều, chỉ có một ít từ vay mượn chỉ nghề đánh cá. Còn nghề làm muối và sản xuất nước mắm không có từ nào là từ vay mượn. Điều đó cũng dễ hiểu vì hai nghề này là nghề cổ truyền còn mang tính thủ công, truyền thống rất cao. Do vậy, chúng tôi chỉ nêu lên kết quả tiến hành khảo sát được từ ngữ ở nghề đánh cá. Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi thì trong vốn từ chỉ nghề đánh cá có 11/ 707 từ có yếu tố vay mượn, trong đó có cả vay mượn từ tiếng Hán và vay mượn từ các nước phương Tây.

Các từ vay mượn từ tiếng Hán, gồm 4 từ: định vị, thuyền viên, thuyền trưởng, thuyền phó.

Các từ vay mượn từ phương Tây, gồm 7 từ: boong (tàu), ca bin, (máy) bộ đàm, (máy) ba ba, (máy) cô le, (máy) diezel, vô lăng.

Như vậy, từ vay mượn chỉ chiếm 1.55 %, một tỉ lệ rất nhỏ so với từ bản địa. Những từ trên cũng không được mượn toàn bộ, phần lớn là người ta dùng một yếu tố có sẵn ghép với 1 yếu tố Ấn Âu để gọi tên một thiết bị, công cụ mới mang tính kỹ thuật.

Sở dĩ ở nghề cá có các từ ngoại lai là vì trong quá trình phát triển của nghề có nhiều công cụ, sản phẩm mới ra đời cần được gọi tên mà trong nghề đánh bắt cá chúng ta lại cần rất nhiều các phương tiện công cụ, trang thiết bị hoạt động mới để nâng cao năng suất đánh bắt cá. Trong khi ở nước ta điều kiện các trang thiết bị hoạt động chưa nhiều và chưa hiện đại nên khi trong nghề có sử dụng những công cụ có nguồn gốc sản xuất ở nước ngoài thì đi kèm với nó từ nghề nghiệp cũng được mượn theo. Do những sản phẩm phải nhập từ nước ngoài về mà chúng ta chưa có tên gọi cho những sản phẩm đó vì vậy, nghề cá đã vay mượn 1 số từ gốc Ấn Âu như vậy

Vay mượn từ ngoại lai là một nguồn bổ sung từ ngữ cho bất kì một ngôn ngữ nào, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt lại càng phải đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện quan

điểm về cách tiếp nhận từ nước ngoài, đó là phải “dựa vào bản thân tiếng Việt để phát triển là chính, vay mượn là phụ, phải mượn có chừng mực... Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm giàu cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.” Điều đó càng giúp chúng ta ý thức được rằng lưu giữ vốn từ chỉ nghề truyền thống nói chung, nghề biển của cư dân Nghệ An nói riêng chính là “nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho nó mất đi một cái gì vô cùng quý báu...” (Phạm Văn Đồng)

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w