Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 68 - 71)

- Với nghề làm nước mắm

3.3.1.Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Nếu chiết tự thuật ngữ “văn hóa” thì ta có thể chiết tự theo nguồn gốc: “Văn” là cái đẹp do màu sắc tạo ra. Từ nghĩa này “văn” có nghĩa là hình thức đẹp để biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ cư xử lịch sự...Vì vậy, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể văn hóa.

Vậy “văn hóa” là gì? Để trả lời cho câu hỏi này không phải đơn giản mặc dù thuật ngữ “văn hóa” đã được sử dụng liên tục và phổ biến. Cho đến nay, đã có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, Các định nghĩa ấy rất sâu sắc, độc đáo và hấp dẫn...Vì vậy, dân tộc nào cũng có văn hóa. Theo Phan Ngọc [20, tr.17] định nghĩa: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác”.

Hoặc định nghĩa của Trần Ngọc Thêm [26, tr.17]: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

Dù theo định nghĩa nào, thì ta có thể hiểu ngắn gọn rằng: “Văn hóa” là những giá trị do con người sáng tạo ra.

Bàn về khái niệm “văn hóa” có lẽ các nhà nghiên cứu đã đi sâu, đi sát và cụ thể hóa bằng những lời giải chuẩn xác. Trong khuôn khổ của một luận văn , chúng tôi chỉ muốn đưa ra một khái niệm về văn hóa như trên để từ đó lấy nó làm cơ sở để tiếp các vấn đề sau.

Vậy văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, khác hẳn hoàn toàn với những gì do thiên nhiên cung cấp. Hoạt động sáng tạo của con người theo hướng chân - thiện - mĩ và các sản phẩm làm ra được lưu truyền như một di sản văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp cho xã hội phát triển. Một con người có văn hóa là con người hiểu biết, yêu thích sáng tạo và có nhân cách tốt đẹp. Ngôn ngữ là sản phẩm do con người sáng tạo ra, là công cụ giao tiếp, tư duy, đồng thời chúng phản ánh nhận thức, tình cảm của con người của từng dân tộc. Do vậy ngôn ngữ cũng là thành tố của văn hoá.

Nhìn chung, hoạt động ngôn ngữ cũng như hoạt động văn hóa là một hoạt động tinh thần, cả hai đều giúp cho xã hội phát triển. Ngôn ngữ là phương tiện cầu nối mở rộng giao lưu trao đổi, hiểu biết về văn hóa giữa các cộng đồng người. Ngôn ngữ là phương tiện cũng là tiền đề giúp cho văn hóa phát triển.

Vậy ngôn ngữ ra đời là để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu chuyển đạt và tàng trữ các thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác giữa người với người. Những thông tin của ngôn ngữ truyền đạt không chỉ là thông tin mang tính xã hội mà cả những thông tin phản ánh tâm tư nỗi niềm của từng cá nhân riêng lẻ không có ngôn ngữ thì không có phương tiện nào khác để thay thế biểu đạt tư duy, tư tưởng của con người. “Không có tư duy trần trụi thoát khỏi vỏ ngữ liệu” (C. Mác).

Vậy các công cụ này có quan hệ như thế nào với văn hóa? Vai trò giữa chúng ra sao? “Sự hình thành cho ngôn ngữ là tiền đề nhiều mặt của sự hình thành văn hóa, mặc dù cho cách sắp xếp hình thức thì ngôn ngữ nằm trong phạm trù văn hóa” (Nguyễn Lai, 1993, tr5).

Sự liên quan hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh văn hóa gần gũi tới mức: Không còn một bộ phận nào thuộc văn hóa của một cộng đồng cụ thể lại được nghiên cứu tách rời khỏi các biểu tượng ngôn ngữ trong các hoạt động của chúng. “Ngôn ngữ là một bộ phận không thể thiếu được trong văn hóa loài người” (Dellhymer, Ngôn ngữ trong văn hóa xã hội, 1960). Theo F.

Ăngghen: Ngôn ngữ không chỉ là tiền đề tạo ra đối tượng văn hóa, mà hơn thế từ trong chiều sâu - trước hết nó là tiền đề tạo ra “con người”. Từ đó con người tạo tiếp cho mình hình thành đối tượng văn hóa.

Như vậy, trên nhiều cấp độ, ngôn ngữ là tiền đề cho đối tượng văn hóa phát triển, sự phát triển của văn hóa tạo tiền đề trở lại cho ngôn ngữ phát triển. Ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội, nét đặc thù của nó là giá trị nhận thức có được về chúng bao giờ cũng bị quy định bởi tính ước lệ vốn được tạo ra bởi một cộng đồng xã hội xác định gắn với một trạng thái không gian và thời gian. Ngôn ngữ là kết quả của một loạt hoạt động tinh thần được gắn với nhận thức thông qua những dấu hiệu vật thể, mặc dù cách thể hiện nhận thức giữa các cộng đồng người không nhất thiết trùng nhau. Văn hóa là hoạt động tinh thần nói chung và loại hoạt động tinh thần trên cũng lộ ra hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những dấu hiệu vật thể có tính ước lệ.

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc, muốn phát triển được phải có sự nương tựa lẫn nhau, cái này làm tiền đề cái kia và ngược lại. Chính E.Sapir đã từng khẳng định rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa quan hệ khăng khít với nhau tới mức ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia.

Nhìn chung ngôn ngữ là chỗ lưu giữ và thể hiện rất rõ đặc điểm của văn hóa, chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Lí giải đầy đủ các thuật ngữ này không phải là điều dễ dàng. Đó là chưa kể đến việc sắp sẵn, nêu ra các tiêu chí khu biệt để chỉ ra mối liên hệ bộ ba: Ngôn ngữ - văn hóa – tư duy, trong đó ngôn ngữ luôn là thành tố của văn hóa với chức năng cơ bản nhất định của mình, chức năng giao tiếp, ngôn ngữ đã giúp cho văn hóa phát triển. Đồng thời ngôn ngữ và văn hóa đều giúp cho xã hội phát triển.

Nghệ Tĩnh là mảnh đất có từ ngày nhà nước chúng ta mang tên Văn Lang. Lịch sử tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có bao nhiêu thăng trầm thì dường như đất Nghệ cũng xảy ra từng đó biến cố. GS Nguyễn Tài Cẩn đã từng nhận xét “Trong các vùng phương ngữ Việt Nam, vùng phương

ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên có một vị trí đặc biệt: đấy là vùng còn giữ được rất nhiều nét cổ”. Chính vì thế, phương ngữ vùng miền như biểu hiện tất cả những đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tư duy của chính con người nơi đây, mà Nghệ An là mảnh đất tiểu biểu nhất. Trong phức thể gồm các yếu tố văn hóa đồng bằng, văn hóa núi, văn hóa biển thì văn hóa biển là một biểu hiện đặc sắc của văn hóa xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 68 - 71)