Định danh theo chất liệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 65 - 68)

- Với nghề làm nước mắm

3.2.11. Định danh theo chất liệu

Kiểu định danh này có 8 từ : lưới cước, neo gỗ, neo sắt, tàu sắt, thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền nhựa, bạt nhựa.

Nhìn chung, cách định danh từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An tương đối đa dạng với nhiều kiểu định danh: theo đặc điểm hình dáng, màu sắc, cấu tạo, kích thước, tính chất, môi trường, theo chức năng, mục đích, phương thức đánh bắt, chất liệu. So với từ toàn dân chỉ nghề biển thì quả thực cách định danh của cư dân biển Nghệ An phong phú hơn rất nhiều. Ví dụ, trong vốn từ toàn dân chỉ có một từ lưới mà trong phương ngữ Nghệ Tĩnh có đến 31 từ khác nhau để gọi tên các loại lưới khác nhau. Chỉ một loài cá xóc

mà trong phương ngữ Nghệ Tĩnh có nhiều kiểu định danh khác nhau để phân biệt các loại trong loài, như: Cá xóc, cá xóc râu, cá xóc không râu (định danh theo đặc điểm hình dáng); khi nhỏ gọi là cá xóc loi, lớn lên gọi là cá xóc (định danh theo thơi kì sinh trưởng); cá xóc vàng, cá xóc trắng (định danh theo màu sắc)... Ngoài các kiểu định danh trên, cư dân biển Nghệ An còn có những kiểu định danh khác như định danh theo mùa vụ: muối mùa (từ tháng 3 đến

tháng 7), muối chiêm (từ tháng 7 đến tháng 11), ruốc mùa ( ruốc đánh vào các tháng 4, 5, 6, 7), ruốc gưởi (ruốc đánh vào các tháng còn lại), muối nam

(muối làm ngày nắng nam), muối nồm (muối làm ngày có gió nồm); định danh theo giống như tôm díp cái, tôm díp đực ... Các cách định danh đa dạng phản ánh lối tư duy liên tưởng, tưởng tượng phong phú của người Nghệ.

Qua khảo sát thống kê, ta thấy cách định danh dựa vào đặc điểm hình dáng (83 từ), màu sắc (41 từ), tính chất (51 từ) là những cách định danh phổ biến nhất Đó cũng là cách định danh mà yếu tố sau mang tính phân loại rõ nét, dễ giải thích lí do.

Cách định danh của người Nghệ còn cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa hiện thực phản ánh với đời sống và sự tri nhận. Từ những sự vật quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày, người dân đã dùng nó để gọi tên cho các công cụ, sản phẩm có giống nhau tương tự đặc điểm nào đó như

thuyền thúng, thuyền đinh, cá nục chuối, cá lá, cá lá tre, cá lá dứa, tôm đá, tôm sắt, sứa lửa, cá kìm, cá lợn, cá lưỡi bò,... Cách định danh ấy có lẽ bộc bạch một nét đẹp trong lối sống của người Nghệ - mộc mạc, chân chất, gần gũi.

Cách định danh của cư dân Nghệ là cách định danh dựa vào đặc trưng nổi bật nhất của đối tượng. Một đối tượng có thể có nhiều đặc điểm, nhưng cư dân lại gọi tên đối tượng đó bằng đặc trưng dễ nhận biết nhất, mặc dù có thể đó không phải là đặc điểm quan trọng nhất. Ví dụ như: cá bạc má có rất nhiều đặc điểm như lưng màu xanh, da trơn không vảy, thịt trắng và bùi, thơm, nhưng nổi bật nhất là đặc điểm bụng màu trắng bạc (mặc dù đặc điểm này chưa hẳn là quan trọng nhất của cá bạc má); một loài cá có nhiều đặc điểm như da lưng có màu xanh, dưới bụng trắng, toàn thân màu phớt hồng, đầu to, nhưng đặc điểm riêng nhất đó là có cánh như chuồn chuồn, có thể bay một khoảng trên mặt nước nên gọi là cá chuồn; có khi cùng một đối tượng nhưng ở yếu tố thứ hai thì định danh theo đặc trưng tính chất (tôm sắt), sang yếu tố thứ ba lại định danh theo đặc trưng màu sắc để phân loại (tôm sắt đen, tôm

sắt đỏ)... Điều đó cũng biểu hiện lối tư duy mạch lạc, rõ ràng của người dân xứ Nghệ.

Cách định danh của cư dân Nghệ cũng thật sự tỉ mỉ và chi tiết. Họ phát hiện ra những đặc điểm khác biệt của đối tượng dù chỉ là rất nhỏ như cá lá

còn phân loại cá lá dứa, cá lá tre; cá đen tai còn phân loại cá đen tai đen, cá đen tai trắng...Qua đó ta thấy được sự gắn bó mật thiết của họ với nghề biển, chỉ có những người ngày đêm hòa nhịp đập trái tim với hơi thở của biển mới có thể hiểu thấu “những đứa con” của biển cả như thế. Đồng thời, đằng sau sự phán ánh tỉ mỉ qua tên gọi của ngôn ngữ như thế phải chăng chứa thói quen nhìn nhận sự vật, nếp tư duy mang tính chi tiết của con người xứ Nghệ? Và phải chăng đó là biểu hiện nét tính cách đáng yêu của họ: quan tâm đến người khác tận tình, chu đáo?

Qua cách định danh, đặc biệt là định danh theo đặc điểm cấu tạo, theo chức năng, môi trường, phương thức đánh bắt... ta thấy được trí thông minh, sự sáng tạo, nhạy bén và khả năng thích ứng với những điều kiện lao động của cư dân Nghệ. Họ đã sáng tạo ra những loại công cụ với những đặc điểm riêng để phù hợp với từng đối tượng đánh bắt như lưới mực, lưới cá bơn, lưới cá cháo, giã cá, giã ốc, giã tôm; phù hợp với môi trường đánh bắt như giã khơi, giã lộng, lái rê khơi, lái rê lộng... Cách định danh này phần nào đó cho thấy cư dân biển vừa giữ gìn tính chất truyền thống của nghề, vừa tiếp cận với những tiến bộ của khoa học hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong lao động sản xuất.

Vấn đề định danh của từ vẫn còn đó những vướng mắc, những khó khăn cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong phương ngữ Nghệ Tĩnh – vùng phương ngữ còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cổ, lại là vùng mà vốn từ ngữ có những đặc trưng phong phú . Tuy nhiên, đứng ở góc độ nào cũng nhận thấy ngoài đơn vị định danh gốc, cư dân biển Nghệ An đã tạo ra nhiều đơn vị định danh phái sinh. Chính sự “sản sinh” từ ngữ ấy đã tạo nên nét riêng trong

phương ngữ Nghệ Tĩnh, đồng thời làm cho bức tranh từ vựng tiếng Việt thêm sắc màu.

3.3. Những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua tên gọi của từ chỉnghề biển ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w