Vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An xét về cấu tạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 33 - 43)

- Với nghề làm nước mắm

2.2. Vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An xét về cấu tạo

Kết quả khảo sát bước đầu, chúng tôi thu thập được vốn từ chỉ nghề biển của cư dân huyện biển Nghệ An về mặt số lượng từ ngữ của ba nghề thể hiện qua bảng 2.2 sau.

Bảng 2.2. Vốn từ nghề biển của cư dân biển Nghệ An phân theo cấu tạo Từ Nghề Từ đơn Từ ghép Từ láy Tổng Nghề cá 60 (8,49 %) 647 (91,51%) 0 (0 %) 707 Nghề làm nước mắm 71 (46,41%) 82 (53,39%); 0 (0 %) 153 Nghề làm muối 27 (28,43%) 68 (71,57%) 0 (0 %) 95 Tổng 158 (16,54 %) 797 (83,46%) 0 (0 %) 955 (100%)

Như vậy từ chỉ nghề đánh cá, làm nước mắm, muối chỉ có hai loại là từ đơn và từ ghép, trong đó từ ghép chiếm tỉ lệ cao, gấp hơn 5 lần từ đơn và điều đặc biệt là không có từ láy (chỉ có một số trường hợp có yếu tố láy như máy ba ba, cá lềnh kênh, cá hau hau, cá lô cố, cá thòi lòi, cá thia thia, cá thờn bơn, cá thu ù, cá rù rì, cá trác trác...).

2.2.1. Từ đơn

Qua khảo sát, thống kê và phân loại, số lượng từ đơn trong từ vựng chỉ nghề biển mà chúng tôi thu được là 158 đơn vị, chiếm 16.54%. Tuy số lượng, tỉ lệ không cao nhưng đây là bộ phận từ thuộc lớp từ vựng cơ bản của vốn từ ngữ nghề nghiệp, ra đời sớm và đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các cư dân trong nghề và chúng cũng là những đơn vị đóng vai trò hạt nhân trong cấu tạo từ phái sinh. Những từ đơn ấy thường gọi tên những sự vật quan trọng, thiết yếu trong nghề. Đó có thể là tên gọi các công cụ như: Thuyền, tàu, bè, thúng, sào, vợt, lưới, nốc...(nghề đánh cá); dạt, gáo, hầm, hộc, đùm, giát, giếng, mương, xêu...(nghề làm muối); bung, bể, can, chảo, ca, chum, lon, lù, mê, muỗm, nhăng, phễu, phồm, thảng, vại...(nghề làm nước mắm) hoặc các từ chỉ quy trình hoạt động như: Đánh, bắt, chèo, đuổi, chụp, bọc, mò, xúc, quệu, ướp...(nghề đánh cá); cạo, chế, đổ, giậm, lọc,nạo, phơi ...(nghề làm

muối); chắt, chế, đảo, khuấy, lóng, náo, nén, kéo, quấy, rút, ngấu, ngấm, rang, thắng, ủ...(nghề làm nước mắm). Các từ đơn này có mặt hầu hết ở các nội dung phản ánh hiện thực.

Qua thống kê phân loại, ta thấy số lượng từ đơn trong vốn từ vựng của nghề đánh bắt cá là không nhiều, nhưng nó được sử dụng một cách rộng rãi và quen thuộc với cư dân làm nghề đánh cá. Do vậy, những từ đơn ấy có từ đã trở thành từ toàn dân, có từ trở thành từ phương ngữ. Còn từ đơn chỉ nghề làm muối và làm nước mắm có nội dung phản ánh hẹp hơn so với từ đơn chỉ nghề đánh cá. Vì vậy, phần lớn các từ đơn chỉ nghề làm muối và làm nước mắm phải là những người trong nghề mới hiểu, ví dụ như chượp, ngấu, thắng, náo, cấn...(nghề làm nước mắm); giát, đùm, nhăng, thêu, dạt, ...(nghề làm muối) bởi hai nghề này không mang tính chất phổ biến rộng rãi như nghề đánh cá mà thể hiện tính chất làng nghề khá rõ, thường là nghề trong từng làng nghề nhỏ hoặc có tính đơn lẻ, tự phát trong từng hộ gia đình.

Về nghĩa, là từ đơn – từ gốc nên nghĩa của nó chỉ những công cụ, hoạt động sản phẩm cơ bản quan trọng nhất của nghề biển. Vì là từ đơn, từ gốc, không có loại từ mô phỏng âm thanh nên nội dung của lớp từ đơn chỉ nghề biển mang tính võ đoán, không tìm được lý do định danh của lớp từ này, điều đó rất khác từ ghép chỉ nghề biển ở đây. Ví dụ: ta có thể giải thích được ít nhiều lí do tên gọi của các từ ghép như lái (lưới) mực (lưới dùng để đánh bắt các loại mực), lái (lưới) cá bơn (lưới dùng để đánh bắt cá bơn), lái (lưới)cá cháo (lưới dùng để đánh bắt cá cháo), lái (lưới) cá đối (lưới dùng để đánh bắt cá đối), lái (lưới)ghẹ (lưới dùng để đánh bắt các loại ghẹ)... chứ không thể giải thích được tên gọi trong từ đơn lái (lưới); ta có thể giải thích được mói (muối) nam (muối làm ngày nắng nam), mói (muối) nồm (muối làm ngày có gió nồm) nhưng không giải thích được vì sao gọi là mói (muối).

Tuy nhiên, đứng ở góc độ hình thái cũng như ngữ nghĩa thì từ đơn là lớp từ cơ bản, đóng vai trò nền tảng trong vốn từ tiếng Việt. Từ đơn chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An cũng không nằm ngoài đặc điểm chung ấy.

2.2.2. Từ ghép

Như bảng thống kê đã cho thấy, từ ghép chỉ nghề biển gồm 797 đơn vị, trong đó, nghề đánh cá là 647 đơn vị; nghề làm muối là 68 đơn vị; nghề làm nước mắm là 82 đơn vị.

Khác với từ đơn, từ ghép của cư dân biển chiếm số lượng lớn và chiếm tỉ lệ cao (83,46%). Đi vào phân loại các loại từ ghép, chúng ta còn thấy điều đặc biệt, số lượng từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập) chiếm tỉ lệ rất thấp, thấp hơn rất nhiều lần so với từ ghép phân nghĩa (ghép chính phụ). Nói cách khác, từ ghép chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An tuyệt đại bộ phận là từ ghép phân nghĩa. Cụ thể như sau:

- Nghề đánh cá: Tổng số từ ghép là 647 từ, trong đó số lượng từ ghép hợp nghĩa là 7 từ (chiếm 1.08%). Gồm các từ: tàu bè, thuyền bè, tôm tép, nốc nác, cá mực, tôm cá, cua cá.

- Nghề làm muối: Tổng số từ ghép là 68 từ, trong đó số lượng từ ghép hợp nghĩa là 1 từ: trâu bò (chiếm 1.48%).

- Nghề làm nước mắm: Tổng số từ ghép là 83 từ, trong đó số lượng từ ghép hợp nghĩa là 6 từ (chiếm 7.22%). Gồm các từ: cài nén, mắm muối, ngâm ủ, chế biến, pha chế, kéo rút.

Số lượng từ ghép phân nghĩa cụ thể như sau:

- Nghề đánh cá: Tổng số từ ghép phân nghĩa thu được là 640 từ (chiếm 98.91%)

- Nghề làm muối: Tổng số từ ghép phân nghĩa thu được là 67 từ (chiếm 98.52%)

- Nghề nước mắm: Tổng số từ ghép phân nghĩa thu được là 77 từ (chiếm 92.77%)

Như vậy, những số liệu thống kê trên đã nói lên rằng, từ chỉ nghề chủ yếu là những từ định danh cụ thể, cá thể hóa từng sự vật, hoạt động, đặc điểm của nghề.

Từ những số liệu trên, ta có thể tổng hợp một cách khái quát số lượng, tỉ lệ các loại từ ghép theo từng nghề và giữa các nghề thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Số lượng và tỉ lệ các loại từ gh ép tính theo từng nghề và giữa các nghề biển của cư dân biển Nghệ An

Tên nghề Tổng số từ ghép Từ ghép Tỉ lệ % Từ ghép hợp nghĩa Từ ghép phân nghĩa Từ ghép hợp nghĩa Từ ghép phân nghĩa Đánh cá 647 7 640 1.09% 98.91% Làm muối 68 1 67 1.48% 98.52% Làm nước mắm 83 6 77 7.23% 92.77%

Rõ ràng, nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy từ ghép phân nghĩa chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối, tính trung bình chung của 3 nghề là 96,7 %. Trong đó, tính theo tỉ lệ cao thấp giữa các nghề thì từ ghép phân nghĩa chiếm tỉ lệ cao nhất là nghề đánh cá 98.91%), tiếp theo là nghề làm muối (98.52%) và thấp nhất là nghề nước mắm (92.77%). Trong lớp từ ghép phân nghĩa có những từ không phải là những từ ghép quen thuộc với mọi người như: Bên đốc, bên lái, vây lụ, câu thặc, câu rà, lái rê, lái rùng, nốc cào, nốc góc,... (nghề cá); diệu giát, đổ ô, bầu diệu, cồn ô, nước khắt, nước con, nước mẹ, trang ô, chặn ô, nước ót, muối nước con, muối nước mẹ... (nghề muối); nước hàng, chượp quậy, chượp bột, lấy cốt, mắm ghè, mắm nêm, mắm lơi, mắm ỉnh, mái lụp...

(nghề làm nước mắm).

Như vậy, có thể nói về cấu tạo của từ chỉ nghề biển, loại từ có cấu tạo theo kiểu ghép hợp nghĩa có nội dung khái quát được dùng rất ít, tính trung bình chung của 3 nghề, từ ghép hợp nghĩa chỉ chiếm 3,3% của tổng số từ ghép. Cấu tạo từ chỉ nghề biển chủ yếu là theo hướng tạo từ ghép phân nghĩa. Điều đó cho thấy từ chỉ nghề nói chung, từ nghề nghiệp nói riêng mang tính cá thể hóa, cụ thể hóa cao. Đây là một trong những đặc điểm riêng nổi bật khác với các lớp từ toàn dân. Khuynh hướng chủ đạo trong cấu tạo ngữ nghĩa là chú trọng cấu tạo các từ có nghĩa biệt loại, cá thể, cụ thể hóa. Vai trò tạo

nên ngữ nghĩa cụ thể chính là do yếu tố phụ và đây cũng là yếu tố thể hiện cách nhìn nhận, cách phân chia phản ánh hiện thực của chủ nhân sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ. Như vậy, về nghĩa, từ chỉ nghề mang tính biệt loại, tính cụ thể chính là do số lượng từ ghép phân nghĩa chiếm số lượng lớn, do vai trò của lớp từ này trong biểu nghĩa. Chỉ riêng để định danh công cụ lưới xét về từ ghép phân nghĩa đã có những trường hợp sau: lưới rê (yếu tố phụ chỉ phương thức đánh bắt phải di chuyển chân lưới đều đều và chậm), lưới m ực (chuyên dùng để đánh mực), lưới cao giả (có nhiều tấm lưới chồng vào nhau)...Cũng tương tự như vậy, để chỉ công cụ đánh bắt là giã, có các từ ghép chính phụ:

giã ruốc (trong đó giã là yếu tố chính, ruốc là yếu tố phụ, chỉ lưới chuyên dùng để đánh ruốc (tép biển) nên gọi là lưới ruốc), giã ốc (lưới chuyên dùng để đánh ốc), giã cào (lưới chuyên dùng để đánh các loại cá nhỏ, cá ở đáy, phương thức đánh bắt là kéo lưới nhanh bằng thuyền, giống như cào, quét)...

Theo quan điểm của Hồ Lê và các nhà nghiên cứu về cấu tạo từ tiếng Việt thì cấu trúc từ ghép chính phụ trong tiếng Việt có rất nhiều kiểu như: Danh từ + danh từ; danh từ + động từ; danh từ + tính từ; động từ + danh từ; động từ + động từ; tính từ + danh từ...Qua điều tra và đối chiếu, những kiểu ghép trên, chúng tôi thấy hầu hết những từ ghép trong vốn từ chỉ nghề của cư dân vùng biển mà chúng tôi điều tra được là những từ ghép chính phụ (ghép phân nghĩa) có kết cấu dạng: Danh từ + danh từ và danh từ + tính từ trong hai dạng đó thì dạng “danh từ + tính từ” là rất phổ biến.

Ví dụ: - Từ ghép danh + danh + Nghề đánh cá:

Cá + voi  cá voi (do đặc điểm cá to lớn giống con voi nên gọi là cá voi)

Ngao + mèo  ngao mèo (do vỏ ngao có màu xanh như mắt của con mèo nên gọi là ngao mèo)

Ngao + đất  ngao đất (do giống ngao này chuyên sống trong lòng đất nên gọi là ngao đất)

Tàu + gỗ  tàu gỗ (do tàu được đóng bằng gỗ nên gọi là tàu gỗ) Thuyền + nan  thuyền nan (do thuyền đan bằng tre nứa )

Thuyền + đinh  thuyền đinh (do mũi thuyền nhọn như hình chiếc đinh)

Thuyền + buồm  thuyền buồm (do thuyền sử dụng buồm lợi dụng sức gió để chạy )

Tàu + sắt  tàu sắt (do tàu làm bằng sắt)

Cá + sao  cá sao (do cá có hình dạng giống cái sao năm cánh) + Nghề làm nước mắm:

Vải + màn  vảimàn (do được cắt ra từ tấm vải màn để đậy nước mắm nên gọi là vải màn)

Nước + muối  nước muối (do nước có pha muối để tạo độ mặn) + Nghề làm muối:

Cái + thêu  cái thêu (yếu tố phụ chỉ lưỡi, hình dạng giống lưỡi xẻng nhưng nhỏ hơn)

Cái + bầu  cái bầu (Do được làm từ quả bầu khô dùng để múc nước nên gọi là cái bầu)

Bạt + nhựa  bạt nhựa ( Do bạt được làm từ chất liệu là nhựa ) - Từ ghép danh + tính (số lượng rất nhiều)

Còng + đen  Còng đen (do đặc điểm mai có màu đen nên gọi là còng đen)

Mực + đại  Mực đại (là loại mực lớn nhất khi phơi khô)

Ghẹ + xanh  Ghẹ xanh (dựa vào đặc điểm ghẹ có mai màu xanh nên gọi là ghẹ xanh)

Cá + nhám  Cá nhám (do da cá có đặc điểm là nhám)

Muối + chát  Muối chát (định danh dựa vào vị của muối có vị chát nên gọi là muối chát)

Ruốc + hôi  Ruốc hôi (định danh dựa vào đặc trưng của ruốc có mùi hôi (nặng mùi nhưng không phải ruốc hỏng)

Ruốc + ỉnh  Ruốc ỉnh (dựa vào đặc điểm mùi của ruốc chỉ ruốc đã bị hỏng)

Ruốc + chua  Ruốc chua (có mùi vị đặc trưng là chua nên gọi là ruốc chua)

Nước mắm + đỏ  Nước mắm đỏ (do nước mắm có màu đỏ) Muối + sạch  Muối sạch (do muối đã được phân loại)

Bên cạnh các loại từ ghép có cấu tạo phổ biến theo 2 kiểu cấu trúc như trên, chiếm số lượng khá phổ biến thì riêng ở nghề làm muối và làm nước mắm, mô hình cấu tạo từ còn có thêm loại “động từ + danh từ” và loại này lại nhiều hơn cả.

Ví dụ:

Trang đất, xúc đất, bới giá, đào mương, đẩy muối, đổ nước, đổ ô, chặn ô, hon đất, rải cát, tát nước, trỉa đất, ... (nghề làm muối)

Đánh mắm, dằn đá, rút nõ, nếm cá, chọn cá, rửa cá, ướp muối... (nghề làm nước mắm).

Về số lượng tiếng đối với từ nghép, chúng tôi thống kê được số lượng âm tiết trong từ ghép có kết cấu chính phụ như sau:

- Loại 5 âm tiết : chỉ có một từ duy nhất chỉ nghề cá (bóng đèn siêu cao áp), chiếm 0.15%.

- Loại có 4 âm tiết:

+ Nghề đánh cá: Có 24 từ, chiếm 3.71% vốn từ ghép chính phụ trong vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An. Gồm các từ: bóng ốc một tầng, bóng ốc hai tầng, lưới rùng cải tiến, lưới vó hai sào, lưới vó ba sào, lưới vó bốn sào, đánh hình chữ chi, cá bạc má chù, cá bạc má đào, cá bơn dày vảy, cá bơn sưa vảy, cá chai kắc kè, cá đen tai đen, cá đen tai trắng, cá đốm chạch hoa, cá đốm chạch trơn, cá hố vi trắng, cá hố vi vàng, cá lão dao cầu, cá nóc da đồng, cá thửng sưa vảy, cá thửng dày vảy, cá ve năn nỉ, cá xóc không râu.

+ Nghề làm nước mắm: Có 9 từ (chiếm 10.84%). Gồm các từ : nước mắm đầu nỏ, nước mắm đầu nõ, nước mắm hạ thổ, nước mắm loại một, nước mắm loại hai, nước mắm loại ba, nước mắm thượng hạng, nước mắm nguyên chất, lấy nước mắm cốt.

Như vậy, số lượng từ 5 âm tiết và 4 âm tiết là rất ít trong tổng số từ vựng chỉ nghề của cư dân biển Nghệ An. Những từ 4, 5 âm tiết như trên chúng có cấu tạo lỏng, nghia định danh theo lối miêu tả, rất gần với cấu tạo của cụm từ chính phụ tự do.

- Loại 3 âm tiết: Cả 3 nghề có 218 đơn vị, chiếm 22,3% ; cụ thể như sau + Nghề đánh cá: Có 190 từ, chiếm 29.37% trong vốn từ vựng về nghề cá của cư dân biển. Ví dụ: Cá cháo cơm, cá bủm bủm, cá cháo trắng, cá bơn nghệ, cá bạc má, cá bâu bâu, bóng cá sủ, bóng bát quái, lái rê lộng, lái rê khơi, lưới cá bơn, lưới cá cháo, lưới đập đối, lưới keo chồng, tóm lưỡi câu, uốn lưỡi câu ...

+ Nghề muối: Có 15 từ, chiếm 22.05% trong vốn từ chỉ nghề muối. Gồm các từ: bầu diệu nước, bầu đổ nước, bầu vưỡi nước, cái nạo muối, hộc đong muối, kho trữ muối, nghề làm nại, ô phơi muối, ống đo độ, thêu nạo muối, trang tát nước, xe cu kít, muối lằng ô, muối nước con, muối nước mẹ.

+ Nghề nước mắm: 13 từ, chiếm 15.66% trong vốn từ vựng chỉ nghề làm nước mắm. Gồm các từ : máy quấy ruốc, nước mắm hâm, nước muối chín, nước muối sống, ống đo độ, chượp gài nén, đo độ đạm, phân loại cá, mắm đâm bột, nước mắm cốt, nước mắm đỏ, nước mắm loãng, nước mắm trắng.

Nhìn chung, số lượng từ 3 âm tiết cũng như 4 âm tiết trong vốn từ chỉ nghề của cư dân biển Nghệ An là không nhiều. Số từ còn lại và chiếm số lượng chủ yếu là loại từ ghép có 2 âm tiết. Nhưng dù 2, 3 hay 4 âm tiết thì những từ ghép này có dạng cấu tạo như một cụm danh từ và sau từ trung tâm có thể là danh từ chỉ loại hoặc một danh từ, hoặc một động từ hoặc một tính từ...hạn định chỉ tính chất, đặc điểm của đối tượng được thể hiện. Ví dụ: Cá +

nóc + hoa (định danh dựa vào đặc điểm ngoại hình của cá có hoa), cá trỏng cơm (định danh dựa vào đặc điểm hình dáng nhỏ của cá), cá trích bầu (định danh dựa vào đặc điểm hình dáng bụng to, bầu)... Yếu tố hạn định đứng sau danh từ có nghĩa chuyên chỉ đặc điểm thuộc tính của loại, có tác dụng hạn định nghĩa, phân biệt nghĩa một cách cụ thể để định danh một cách rõ ràng tên gọi của các đối tượng được đề cập. Không gọi tên một cách chung chung, có được nghĩa biệt loại chính là nhờ giá trị thông báo cao, vai trò tạo nên nghĩa cụ thể của yếu tố mà ngữ pháp truyền thống hay gọi là yếu tố “phụ”. Và khi

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w