Định hướng phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 102 - 103)

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN

4.1.2 Định hướng phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian tớ

gian tới

Nghị quyết đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XIII xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh 5 năm tới chuyển dịch theo hướng đột phá là Dịch vụ- Công nghiệp- Nông nghiệp. Trong đó trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch. Đây là thuận lợi rất lớn cho ngành du lịch tỉnh nhà khi mọi nguồn lực đều tập trung ưu tiên để phát triển dịch vụ du lịch.

Ngày 27 tháng 2 năm 2006, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã đưa ra chương trình phát triển dịch vụ du lịch giai đoạn 2006- 2010. Trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể và những giải pháp trong giai đoạn này nhằm đạt được mục tiêu: “Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi thế trung tâm du lịch; phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân trên 15%/năm”, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà đạt được bước tiến theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2010, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đón được từ 2 đến 2,5 triệu lượt khách, trong đó có từ 900.000 đến 1 triệu lượt khách quốc tế.

Phương án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã lập xong. Đây là cơ sở để phát triển du

lịch trong thời gian tới ở địa phương. UBND tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch như Quyết định 1622 về việc “đảm bảo trật tự trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các điểm hoạt động kinh doanh du lịch, thương mại, vui chơi giải trí và các điểm giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh” nhằm tạo môi trường tốt hơn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Các chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tâng ở địa phương tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển cũng được quan tâm trong thời gian qua. Chương trình phát triển hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh cũng nhận được sự hỗ trợ ngân sách từ trung ương và địa phương như khu vực du lịch Cảnh Dương- Lăng Cô- Hải Vân- Bạch Mã, tuyến đường đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cũng đã được quan tâm đầu tư.

Tuy vậy, vấn đề hạn chế hiện nay là thiếu các loại hình giải trí dành cho du khách nước ngoài đến Huế. Ngoài các hình thức du lịch tìm hiểu lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái đang bước đầu hấp dẫn du khách thì các loại hình dịch vụ bổ trợ để giữ chân du khách tại Huế còn rất khiêm tốn, nhất là vào ban đêm. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào loại hình này hiện nay còn chưa hấp dẫn nên phần nào hạn chế sự phát triển các loại hình dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w