Thực trạng kinh doanh lưu trú giai đoạn 2004-

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 59 - 62)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH CỦA CÁC KHÁCH SẠN 2 SAO TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

3.1.1.1 Thực trạng kinh doanh lưu trú giai đoạn 2004-

Đầu năm 2005 trên địa bàn thành phố Huế có 106 cơ sở lưu trú tính từ Khách sạn có sao đến các nhà nghỉ, nhà khách trên địa bàn thành phố Huế. Tổng số buồng của các cơ sở lưu trú tại thời điểm này là 3226 phòng. Trong đó khách sạn được xếp sao có 30 cơ sở với 1736 phòng chiếm hơn 53,8% tổng số phòng tại thành phố Huế. Loại hình khách sạn 2 sao có 10 cơ sở với 629 phòng chiếm tỉ lệ 36% tổng số phòng của khách sạn được xếp sao và chỉ chiếm 19,5% tổng số phòng ngủ tại thành phố Huế.

Với việc tổ chức Festival Huế lần thứ 3 vào năm 2004, sự kiện thu hút được nhiều du khách đến Huế, đã làm cho tình hình kinh doanh các loại hình dịch vụ tại Huế trở nên sôi động hơn, các cơ sở lưu trú nhờ vậy mà đã tăng được công suất sử dụng buồng phòng trong thời gian diễn ra Festival. Doanh thu từ ngành du lịch cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, tại Huế còn diễn ra Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 6 nên những thuận lợi này góp phần thúc đẩy ngành du lịch có cơ hội phát triển tốt. Dịch vụ lưu trú gia tăng đột biến trong thời gian này. Tính trong toàn tỉnh đến thời điểm đó có 126 cơ sở lưu trú, tăng 22 cơ sở so với năm 2003, chủ yếu tập trung tại thành phố Huế. Số phòng tăng lên trong năm nay là 597 phòng tăng 17,5% so với năm 2003. Việc gia tăng không chỉ về số lượng mà cả về quy mô và chất lượng. Tại thời điểm đó đã có 83% số phòng tại các cơ sở đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, với cơ cấu như sau:

+ Cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 1-4 sao chiếm 48,8% số phòng hiện có + Cơ sở lưu trú được công nhận đạt tiêu chuẩn chiếm 34,1% số phòng hiện có

Mặc dù ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và nguy cơ quay trở lại của dịch SARS nhưng với tác động của Festival Huế 2004 và Hội khoẻ phù Đổng toàn quốc lần thứ 6 nên lượng khách đến Huế vẫn tăng với tốc độ cao. Toàn ngành đã đón và phục vụ 760.000 lượt khách với 1.490.000 ngày khách, trong đó có 510.000 ngày khách quốc tế và 980.000 ngày khách nội địa. Tổng doanh thu của dịch vụ lưu trú trên toàn tỉnh đạt 368 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh ngành du lịch giai đoạn từ 2004-2006

Chỉ tiêu ĐVT Kết quả thực hiện

Tăng so với năm trước (%) 2004 2005 2006 05/04 06/05 1. Tổng doanh thu tỷ đồng 368 543,4 731,3 +48 +34,5 2. Lượt khách khách 760.000 1.050.00 0 1.230.00 0 +38,16 +17 Trong đó: Quốc tế khách 260.000 369.000 436.000 +41,92 +18 3. Ngày khách ngày khách 1.490.000 2.080.00 0 2.472.00 0 +39,6 +18,8 Trong đó: Quốc tế ngày khách 510.000 729.000 872.000 +42,94 +19 4. Số ngày lưu trú bình quân ngày 1,96 1,98 2,01 +0,02 +0,03

(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)

Năm 2005, Thừa Thiên Huế không có sự kiện Festival Huế và Hội khoẻ Phù Đổng, nhưng lượng khách đến Huế vẫn tăng. Năm 2005, lần đầu tiên thành phố Huế tổ chức Festival làng nghề truyền thống với những ấn tượng mang đậm văn hoá làng nghề, những nghề thủ công được tôn vinh đã thu hút lượng du khách đáng kể đến Huế.

Thừa Thiên Huế nên lượng khách đến Huế vẫn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm qua Thừa Thiên Huế đã đón được 1050.000 lượt khách du lịch, trong đó có 369.000 lượt khách quốc tế. Lượng khách quốc tế tăng hơn 109.000 tăng lên gần 42% so với năm 2004. Đây là con số đáng tự hào của ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Doanh thu từ hoạt động của ngành du lịch cũng tăng lên đáng kể. Từ 368 tỷ đồng năm 2004 lên 543,4 tỷ đồng năm 2005. Tỷ lệ tăng doanh thu là 48% so với năm trước. Bên cạnh đó sự tăng lên của số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Huế cũng là một tín hiệu tốt, tuy nhiên sự tăng lên này còn rất khiêm tốn, chỉ tăng lên 0,02 ngày so với năm 2004. Những con số này phản ánh tích cực của ngành du lịch tỉnh nhà trong việc đón và phục vụ du khách.

Năm 2006 được đánh giá là “năm của Việt nam” như nhiều tờ báo quốc tế đã đưa tin thông qua những sự kiện lớn diễn ra tại Việt nam. Điều đó cho thấy vị thế của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Cùng với việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, và Việt nam tích cực chuẩn bị cho Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương diễn ra vào tháng 11 năm 2006 đã tạo động lực thúc đẩy ngành du lịch Việt nam bước vào một giai đoạn chạy đua trong năm 2006 với nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ những ngày lễ trọng đại của đất nước. Hai sự kiện trên diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã mang lại cho Việt nam một vị thế mới. Đây cũng là cơ hội để Việt nam quảng bá hình ảnh một nước Việt nam với nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư ra bạn bè thế giới. Việc chuẩn bị phục vụ cho những sự kiện lớn đó, có thể nói ngành du lịch là một ngành hậu cần không thể thiếu trong tất cả những sự kiện trọng đại của quốc gia, và các cơ sở phục vụ những hội nghị này đều đa số thuộc về ngành du lịch. Do đó, cùng với sự phát triển và đầu tư của những ngành khác phục vụ những sự kiện quan trọng của đất nước, ngành du lịch của Việt nam trong

năm nay có những khởi sắc đáng ghi nhận trong việc tham gia tích cực vào việc phục vụ những sự kiện đó.

Những sự kiện đó có những ảnh hưởng sâu sắc đến ngành du lịch. Tại Thừa Thiên Huế, số lượng du khách đến tham quan du lịch cũng gia tăng hơn năm trước một cách đáng kể mặc dù chịu hạn chế đi lại của du khách trong dịp Việt nam tổ chức Hội nghị APEC. Năm 2006, tại Huế diễn ra Festival Huế lần thứ 4 và việc hưởng lợi từ những sự kiện gia nhập WTO của Việt nam, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón và phục vụ được 1.230.000 lượt khách. Tuy lượng khách chỉ đạt 97,6% so với kế hoạch nhưng doanh thu toàn ngành lại đạt 731,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra 13,3 tỷ đồng tương đương 1,08%. So với những chỉ tiêu của năm 2005 thì ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan. Tất cả những kết quả đạt được của năm 2006 đều cao hơn nhiều so với năm 2005. Trong đó, doanh thu toàn ngành đã tăng lên đáng kể (từ 543,4 tỷ năm 2005 tăng lên 731,3 tỷ năm 2006). Số ngày khách tăng lên 2.472.000 ngày và đạt được kế hoạch đề ra, tăng hơn so với năm 2005 là 18,8%. Do ảnh hưởng của sự kiện APEC nên lượng khách Quốc tế đến Việt nam du lịch giảm hơn năm trước kéo theo lượng khách quốc tế đến Huế cũng giảm. Bù lại, lượng khách nội địa lại gia tăng nhiều, vượt kế hoạch dự kiến của ngành du lịch. Điều đáng quan tâm trong năm nay đối với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn là số ngày lưu trú bình quân tăng lên đáng kể, từ 1,98 ngày năm 2005 tăng lên 2,01 ngày trong năm 2006. Điều này báo hiệu một dấu hiệu tốt đẹp của ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w