ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH CỦA CÁC KHÁCH SẠN 2 SAO TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
3.1.3.1 Sơ lược tình hình thu hút khách của các khách sạn 2 sao trên địa bàn thành phố Huế
bàn thành phố Huế
Tình hình thu hút khách của nhóm khách sạn 2 sao tại thành phố Huế trong thời gian từ 2004-2006 được thể hiện rất rõ ở kết quả kinh doanh. Theo số liệu thống kê của sở Du lịch, chúng ta có thể thấy công suất đạt được từ nhóm khách sạn này chưa cao (biến động từ 45,2% đến 48,1%) trong thời gian từ 2004-2006. Sự giao động này có dấu hiệu đi xuống trong năm 2005 và tăng trở lại trong năm 2006.
năm 2004 là 33.394,7 triệu đồng chiếm tỉ lệ 9,07% so với toàn ngành, thì đến năm 2006, doanh thu nhóm khách sạn này là 35.235,8 triệu đồng chỉ chiếm tỉ lệ 4,8% trong toàn ngành du lịch. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch năm 2005 so với 2004 là 48%, năm 2006 so với 2005 là 34,5% nhưng nhóm khách sạn 2 sao chỉ tăng với con số khiêm tốn (năm 2005 so với 2004 là 2,1% và năm 2006 so với 2005 là 3,4%). Đây là điều phản ánh không tốt kết quả kinh doanh của khách sạn 2 sao. Trong khi ngành du lịch tỉnh nhà tăng trưởng rất cao về doanh thu thì nhóm khách sạn này lại có xu hướng chững lại về chỉ tiêu doanh thu.
Lượng khách đến Huế từ 2004 đến 2006 cũng tăng lên nhiều qua các năm: năm 2004 chỉ có 760.000 lượt khách thì năm 2005 tăng lên 1.050.000 lượt, tăng 38,16% nhưng nhóm khách sạn 2 sao lại giảm công suất trong năm 2005 từ 47,1% năm 2004 xuống 45,2% năm 2005; năm 2006 lượng khách toàn ngành tăng lên 17% so với năm 2005 trong khi công suất phòng của khách sạn 2 sao tại Huế lại chỉ tăng lên 2,9%.
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu kinh doanh của khách sạn 2 sao giai đoạn 2004-2006 Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số khách sạn 2 sao cơ sở 11 13 15 2 Tổng số phòng khách sạn 2 sao phòng 629 569 813 3 Công suất sử dụng phòng bình
quân của khách sạn 2 sao
(%) 47,1 45,2 48,1
4 Doanh thu của khách sạn 2 sao tr.đồng 33.394,7 34.091,2 35.235,8
(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)
Hiện tượng mất cân đối giữa tốc độ tăng trưởng của ngành và tăng trưởng của nhóm khách sạn 2 sao trên địa bàn thành phố đã cho thấy việc lôi cuốn khách du lịch đến với các cơ sở 2 sao đang có chiều hướng xấu đi.
3.1.3.2 Tình hình thu hút khách của các khách sạn 2 sao được điều tra
3.1.3.2.1 Khách sạn Ngự Bình
Trong thời gian từ 2004 đến 2006, khách sạn Ngự Bình không tăng lên về số lượng phòng. Các loại hình dịch vụ tại đây cũng không thay đổi, hiện tại khách sạn đang có các loại hình dịch vụ: phòng ngủ, nhà hàng, massage. Khách sạn có tất cả 45 phòng ngủ, một nhà hàng phục vụ được gần 100 khách và dịch vụ massage có 6 phòng. Tuy nhiên, theo Ban giám đốc khách sạn cho biết, nhà hàng chỉ phục vụ khách hàng ăn sáng là chủ yếu, nên doanh thu khách sạn phần lớn được thu từ dịch vụ phòng ngủ và dịch vụ massage.
Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của khách sạn Ngự Bình từ 2004-2006
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số phòng phòng 45 45 45 2 Công suất sử dụng phòng bình quân % 35 44 47 3 Doanh thu tr. đồng 2.100 2.500 2.650 4 Lợi nhuận tr. đồng (320) (410) (465) (Nguồn: Khách sạn Ngự Bình)
Doanh thu các năm từ 2004 đến 2006 đều tăng nhưng khách sạn vẫn đang trong tình trạng thua lỗ. Tính đến cuối năm 2006, mức lỗ luỹ kế của khách sạn là 465 triệu đồng. Mặc dù mức thua lỗ có giảm đi qua các năm, nhưng khách sạn vẫn chưa khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài trong thời gian trên.
Công suất sử dụng phòng được cải thiện qua từng năm, nhưng vẫn chưa thay đổi được tình trạng thua lỗ của kết quả kinh doanh. Ban giám đốc khách sạn đã cố gắng trong việc nâng cao công suất phòng nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Tìm hiểu nguyên nhân của việc thua lỗ, bên cạnh công suất phòng chưa cao, chi phí lãi vay phải trả ngân hàng cùng với giá phòng của khách sạn không cao nên dẫn đến tình trạng kết quả kinh doanh thấp. Ban giám đốc khách sạn cho biết, trong các dịch vụ của khách sạn thì dịch vụ massage mang lại hiệu quả nhất.
Hình thức quảng bá khách sạn của Ngự Bình còn nhiều hạn chế. Những năm qua, khách sạn là đơn vị trực thuộc công ty du lịch Cố Đô nên việc quảng bá khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào công ty Cố Đô. Do đó, hình thức quảng bá doanh nghiệp tại đây hết sức nghèo nàn. Chỉ có quảng bá thông qua danh thiếp, tập gấp và việc giới thiệu khách sạn thông qua công ty Cố Đô, khách sạn chưa chủ động để tìm hướng đi trong quảng bá khách sạn.
3.1.3.2.2 Khách sạn Vĩ Dạ Riverside
Ra đời từ năm 1995 với tên gọi ban đầu là Khách sạn Vĩ Dạ, quy mô ban đầu chỉ có 12 phòng. Sau nhiều lần chuyển đổi chủ đầu tư và nâng cấp xây dựng, khách sạn Vĩ Dạ Riverside chính thức được biết đến là một khách sạn 2 sao, có quy mô kinh doanh như hiện nay bắt đầu từ đầu năm 2003. Những năm qua, khách sạn luôn cố gắng để mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Đến nay, tình hình kinh doanh của khách sạn đã từng bước được cải thiện.
Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh của khách sạn Vĩ Dạ Riverside từ 2004-2006 Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số phòng phòng 44 44 44 2 Công suất sử dụng phòng bình quân % 40.5 38 43.5 3 Doanh thu tr.đồng 2.532 2.471 2.907 4 Lợi nhuận tr.đồng (1.001,62) (523,33) (272,11) (Nguồn: Khách sạn Vĩ Dạ Riverside)
Từ cuối năm 2002 đến nay, khách sạn Vĩ Dạ Riverside có 44 phòng đưa vào kinh doanh. Bên cạnh dịch vụ phòng ngủ, khách sạn còn có các nhà hàng: nhà hàng sân thượng phục vụ khách ăn sáng, nhà hàng sân vườn, và nhà hàng chính chuyên phục vụ tiệc. Mặc dù có không gian lớn, nhưng dịch vụ hiện có của khách sạn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách chứ chưa đáp ứng được các yêu cầu khác. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thu của khách sạn.
Doanh thu năm 2005 của khách sạn có giảm so với năm 2004, nhưng đến 2006 lại tăng lên đáng kể. Điều này dễ dàng nhận thấy tại công suất sử dụng phòng của khách sạn qua thời gian trên. Năm 2006 là năm khách sạn đạt công suất phòng cao nhất và doanh thu cao nhất. Hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện, từ việc thua lỗ hơn 1 tỉ trong vào năm 2004 nhưng đến cuối năm 2006, tổng mức lỗ luỹ kế của khách sạn chỉ còn 272,11 triệu đồng. Theo đánh giá của Ban giám đốc khách sạn, việc thua lỗ những năm qua do kết quả kinh doanh của những năm trước đó để lại nên ảnh hưởng đến tình hình chung của khách sạn. Với tình hình như hiện nay, dự kiến đến cuối năm 2007, khách sạn sẽ bắt đầu có lãi.
Số lượng dịch vụ tại khách sạn này rất ít, chỉ có dịch vụ phòng ngủ và ăn uống nên doanh thu mang lại chưa cao. Thông tin từ khách sạn cho biết, doanh
thu phòng ngủ chiếm phần lớn toàn bộ doanh thu của khách sạn, với hơn 75%. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành du lịch hiện nay, doanh thu phòng ngủ chiếm từ 50- 60% là hợp lý nhất, còn lại là các dịch vụ khác. Ở đây, khách sạn có ít dịch vụ nên tỉ lệ doanh thu như vậy là điều dễ hiểu.
Tìm hiểu các hình thức quảng bá doanh nghiệp tại đây, nhận thấy khách sạn đã chú trọng đến các loại hình quảng bá tiên tiến. Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, khách sạn đã thiết lập trang Web riêng, các liên kết quảng bá với các tổ chức phát hành thẻ tín dụng như Visa, Vietcombank-SG24, các tổ chức bảo hiểm như AIA, Prudential, các liên kết tiêu dùng sản phẩm dịch vụ trên toàn quốc,...các công ty lữ hành trong nước, các văn phòng đại diện các công ty kinh doanh du lịch trên mạng để quảng bá hình ảnh khách sạn đến khách du lịch. Có thể nói, Vĩ Dạ Riverside là khách sạn 2 sao có hình thức quảng bá khách sạn phong phú nhất hiện nay tại Huế.
3.1.3.2.3 Khách sạn Hoa Hồng
Khách sạn Hoa Hồng ra đời từ năm 1998, đến nay khách sạn đã hoạt động được gần 10 năm. Tên gọi khách sạn Hoa Hồng đã trở nên quen thuộc với các công ty du lịch và du khách trong nước cũng như quốc tế. Chính vì thế Hoa Hồng là khách sạn 2 sao hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay. Mặc dù chỉ có dịch vụ phòng ngủ và ăn sáng, nhưng với vị trí thuận lợi, mối quan hệ lâu năm với các công ty lữ hành từ cuối những năm 90 nên khách sạn đã có được kết quả kinh doanh tốt.
Bảng 3.7: Kết quả kinh doanh của khách sạn Hoa Hồng từ 2004-2006
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số phòng phòng 62 62 62 2 Công suất sử dụng phòng bình quân % 50,5 54 62.5 3 Doanh thu tr.đồng 3.800 4.400 5.200 4 Lợi nhuận tr.đồng 270 320 430 (Nguồn: Khách sạn Hoa Hồng)
Doanh thu và công suất sử dụng phòng của khách sạn Hoa Hồng trong 3 năm trở lại đây đều tăng. Việc đạt được công suất phòng trên 60%/năm là một kết quả mà không phải khách sạn nào cũng có được, kể cả đối với khách sạn từ 3 sao trở lên. Lợi nhuận khách sạn tăng đều từ 270 triệu năm 2004 lên 430 triệu năm 2006 cho thấy khách sạn đã đạt mức hiệu quả cao. Do số lượng phòng tương đối lớn, khách sạn Hoa Hồng lấy nguồn thu chính từ hoạt động kinh doanh phòng ngủ, với hơn 80% doanh số đạt được trên toàn bộ. Tuy nhiên theo đánh giá của Ban giám đốc khách sạn thì hiện nay, khách đến lưu trú tại đây chủ yếu cũng chỉ do các công ty lữ hành gởi khách đến. Các hình thức quảng bá của khách sạn nhắm đến khách đi du lịch cũng còn hạn chế, nên lượng khách lẻ (không đi theo đoàn, hoặc đi theo tour của công ty du lịch) của khách sạn cũng không nhiều.
3.1.3.2.4 Khách sạn Trường Giang
Ra đời sau so với các khách sạn cùng cấp khác với 36 phòng ngủ, lãnh đạo khách sạn Trường Giang tìm cho mình một hướng đi riêng. Tuy nhiên đến nay, khách sạn vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn. Mặc dù kết quả kinh doanh có lãi trong những năm qua, nhưng số lãi tuyệt đối không lớn so với tổng vốn đầu tư và công sức bỏ ra.
Bảng 3.8: Kết quả kinh doanh của khách sạn Trường Giang từ 2004-2006
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số phòng phòng 36 36 36 2 Công suất sử dụng phòng bình quân % 31.6 34 48 3 Doanh thu tr.đồng 912,7 983,2 1.394,8 4 Lợi nhuận tr.đồng 4,675 57,6 11,83
(Nguồn: Khách sạn Trường Giang)
cao, năm 2004 chỉ đạt 31,6%. Đến năm 2006, công suất phòng đã tăng lên được 48% nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm đi, lợi nhuận chỉ có 11,83 triệu đồng. Kết quả này cũng phản ánh hợp lý tình hình kinh doanh các loại hình dịch vụ của khách sạn. Trong hai năm, 2004 và 2005 khách sạn có thêm loại hình dịch vụ massage ngay tại khách sạn nên trong năm 2005, hiệu quả kinh doanh cao hơn 2006, mặc dù doanh thu không cao. Sang năm 2006, khách sạn không còn kinh doanh dịch vụ massage nữa nên dù doanh thu khách sạn cao nhưng kết quả kinh doanh đạt được thấp hơn 2005. Như vậy có thể thấy việc kinh doanh các loại hình dịch vụ như massage tại các khách sạn này mang lại kết qủa kinh doanh tốt. Hiện nay, khách sạn chỉ còn kinh doanh chủ yếu là dịch vụ phòng ngủ và kèm theo dịch vụ ăn sáng trong khách sạn.
Hoạt động quảng bá của khách sạn gần như không được chú trọng. Tại khách sạn chỉ có các hình thức quảng bá như danh thiếp, tập gấp và một số liên kết với công ty du lịch. Các hình thức quảng bá khác không được chú trọng đến. Khách sạn có dịch vụ internet nhưng để phục vụ khách hàng chứ chưa thấy dùng phương tiện này để quảng bá doanh nghiệp.
3.1.3.2.5 Khách sạn Nguyễn Huệ
Khách sạn Nguyễn Huệ là khách sạn cổ phần đầu tiên ở Huế. Ra đời vào năm 1998, đến nay khách sạn đã tạo được một số dấu ấn trong lòng du khách. Mô hình khách sạn cổ phần đầu tiên này bước đầu đã mang lại những thành công nhất định trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp. Tuy nhiên những năm gần đây, khách sạn đã có những dấu hiệu đi xuống của việc kinh doanh.
Nhìn vào kết quả kinh doanh cho thấy, doanh thu của khách sạn đã giảm một các rõ rệt nhất. Từ hơn 3,2 tỉ vào năm 2004 xuống còn hơn 2,3 tỉ năm 2005 và 2006. Việc giảm sút doanh thu này kéo theo lợi nhuận của khách sạn đi xuống, đến năm 2006 lợi nhuận của khách sạn chỉ còn 7.457.000 đồng.
Công suất phòng đạt được của khách sạn những năm gần đây cũng thấp dần và nếu không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời thì khách sạn có nguy cơ thua lỗ trong những năm tiếp theo. Việc đạt được công suất sử dụng phòng 65% vào năm 2004 không phải khách sạn nào cũng làm được. Nhưng duy trì được điều tốt đẹp này thì không dễ dàng. Điều đáng nói là năm 2004, khách sạn chỉ đạt tiêu chuẩn 1 sao và được xếp hạng 2 sao năm 2005. Lẽ ra cùng với việc được công nhận hạng cao hơn phải đi kèm với kết quả kinh doanh tốt hơn, nhưng tại Nguyễn Huệ, doanh thu khách sạn lại đi xuống và vì thế lợi nhuận của khách sạn cũng giảm đi.
Bảng 3.9: Kết quả kinh doanh của khách sạn Nguyễn Huệ từ 2004-2006
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng số phòng phòng 34 34 34 2 Công suất sử dụng phòng bình quân % 65 55 52 3 Doanh thu tr.đồng 3.233,3 2.332 2.304 4 Lợi nhuận tr.đồng 38,675 39,6 7,457
(Nguồn: Khách sạn Nguyễn Huệ)
Công tác quảng bá khách sạn tại đây cũng chưa được chú trọng đúng mức. Hình thức quảng bá doanh nghiệp được thực hiện ở đây chỉ theo các hình thức truyền thống như tập gấp, danh thiếp. Các hình thức khác chưa được doanh nghiệp quan tâm. Theo Ban giám đốc khách sạn cho biết, doanh nghiệp có mối liên kết với các công ty du lịch kinh doanh lữ hành nội địa, các công ty lữ hành quốc tế doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để phục vụ các đoàn khách quốc tế. Đây là điều bất lợi đối với khách sạn Nguyễn Huệ trong mùa khách du lịch quốc tế.
Với tình hình thu hút khách và kết quả kinh doanh của các khách sạn 2 sao khảo sát trên đây, việc tìm ra nguyên nhân để khắc phục đang làm cho các nhà quản lý quan tâm. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tiến hành thu thập thông tin từ khách du lịch và các nhà quản lý nhằm tìm ra nguyên nhân chính làm giảm kết quả kinh doanh từ các khách sạn này, từ đó góp phần tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng thu hút khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh.