Chính sách phát triển du lịch của Thành phố Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 52 - 54)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.4.3 Chính sách phát triển du lịch của Thành phố Huế

Trong những năm qua du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế nên có những chuyển biến lớn thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, các hoạt động quảng bá về du lịch tỉnh nhà, giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư, thị trường được chú trọng và đẩy mạnh, đội ngủ lao động ngành du lịch được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

Thành phố Huế đã và đang thực hiện chương trình phát triển dịch vụ đến năm 2010, trong đó chú trọng đến phát triển du lịch dịch vụ. Với nhiều chương trình cụ thể trong năm 2006, thành phố Huế đã thực hiện được rất nhiều hoạt động cụ thể để tạo động lực cho sự phát triển du lịch của thành phố như: xây dựng đề cương quy hoạch chi tiết phát triển du lịch giai đoạn 2006 -2020, tuy nhiên công tác này hiện nay vẫn đang còn chậm; công tác quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch, quản lý về bảo vệ môi truờng đã được tăng cuờng một cách đáng kể [13].

Năm 2003, dịch SARS đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch, tiếp đến là cúm gia cầm, lũ lụt nhưng tổng lượng khách đến Huế và doanh thu ngành du lịch không ngừng tăng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường đáng kể. Nhiều khách sạn được xây dựng mới đưa vào phục vụ. Giá trị văn hoá được bảo tồn, phục hồi và khai thác; quần thể di tích cố đô và một số di tích lịch sử cách mạng được tiếp tục đầu tư, bảo tồn và trùng tu, các điểm di tích đã xếp hạng, di tích lịch sử cách mạng có giá trị và hệ thống nhà bảo tàng được đầu tư nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới đặc biệt với sự thành công của Festival 2000, 2002, 2004, 2006 và Festival nghề truyền thống 2005 đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch.

Với mục tiêu phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 35%/năm, đến năm 2010 đón được 2,5 triệu lượt khách nên trong định hướng phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của thành phố giai đoạn 2006-2010 đã xác định tập

trung đầu tư phát triển ngành du lịch thành ngành công nghiệp, động lực chính cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, cảnh quan, bảo tồn và phát huy được giá trị lịch sử, phát triển được văn hoá truyền thống. Khai thác và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo ra các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái...hấp dẫn, phong phú và mang đậm bản sắc của vùng đất cố đô. Phấn đấu xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch- dịch vụ của cả nước, một thành phố Festival đặc trưng của Việt nam. Sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo hướng tận dụng các nguồn lực và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào tại địa phương để giải quyết việc làm tạo thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thu hút khách của các khách sạn 2 sao tại thành phố huế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w