Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

- Tham gia sinh hoạt với các Hội cơ sở và thăm quan

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan kinh tế v−ờn đồi huyện Đoan Hùng

Làm v−ờn, thả cá, chăn nuôi, làm ruộng vẫn là những hoạt động nghề nghiệp truyền thống, gắn bó với quá trình lập nghiệp và phát triển của đại bộ phận nông dân ở khu vực nông thôn. Giờ đây kinh tế v−ờn không chỉ phát triển trong từng gia đình riêng lẻ mà đã trở thành phong trào mang tính cộng đồng. Theo kết quả điều tra của Hội Nông dân tháng 5/2001 trong 22.045 hộ thì số hộ có thu nhập từ mô hình kinh tế VAC là chính chiếm 58% trong đó từ VAC - R là 8%, chă nuôi 16,4%, VAC 33,6% và giá trị thu nhập từ kinh tế v−ờn chiếm trên 62% thu nhập của hộ [23], đến nay tỷ lệ này còn tăng lên rất nhiều, xuất hiện nhiều mô hình v−ờn phong phú về cây trồng và hiệu quả kinh tế cao.

Nh− vậy kinh tế v−ờn ở huyện Đoan Hùng có vai trò hết sức quan trọng mang lại nguồn thu chủ yếu nhất trong kinh tế hộ, làm tăng thu nhập và đem lại đời sống ổn định cho bà con các dân tộc trong huyện.

4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế v−ờn đồi của huyện

4.1.1.1. Diện tích vờn đồi của huyện

Tr−ớc đây Đoan Hùng là một huyện nghèo miền núi của tỉnh Phú Thọ, gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế vì đất đai kém màu mỡ, rất khó khăn trong việc t−ới tiêu, cây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên nên sản xuất nông nghiệp có thu nhập thất th−ờng, năng suất thấp và không ổn định. Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, trình độ dân chí và lao động, tiềm lực đất đai sản xuất, những năm gần đây Đoan Hùng đã đạt đ−ợc sự phát triển đáng kể về kinh tế và xã hội.

Giai đoạn 1996 - 2000 cơ cấu kinh tế của huyện là 6:2:2 thì đến nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo h−ớng tích cực: tỷ trọng các ngành công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, th−ơng mại - dịch vụ tăng dần, từng b−ớc giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp và phấn đấu đến năm 2005 cơ cấu kinh tế là 5:3:2. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn thì ngành nông nghiệp chiếm 53,3% tổng giá trị sản xuất các ngành. Trong nông nghiệp trồng trọt chiếm 70,1% (2001), năm 2003 là 63,3%, lâm nghiệp từ 11,18% năm 2001 xuống 9,71% năm 2003. Nh− vậy, nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo h−ớng tích cực, nh−ng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm, ngành nông-lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Hiện trạng quỹ đất đai năm 2003 (Bảng 4.11) cho thấy: vùng th−ợng huyện có diện tích lớn nhất 12.387,33 ha chiếm 40,96% tổng quỹ đất của huyện, vùng ven sông Lô, sông Chảy có diện tích 10.890,75 ha chiếm 36,01% tổng quỹ đất của huyện, thấp nhất là vùng hạ huyện 6.966,39 ha chiếm 23,03% tổng quỹ đất của huyện.

Về cơ cấu, trong tổng quỹ đất của từng vùng thì:

- Đất nông nghiệp: phân bố không đồng đều giữa các vùng, các xã. ở vùng ven sông Lô, sông Chảy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 41,86% quỹ đất của vùng và 38,67% quỹ đất nông nghiệp của huyện, vùng hạ huyện chiếm 39,43% và 38,03% quỹ đất nông nghiệp của huyện, vùng th−ợng huyện diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất 36,20% quỹ đất của vùng và 23,30% quỹ đất nông nghiệp của huyện. Hiện nay 100 % quỹ đất nông nghiệp đã đ−ợc giao cho các đối t−ợng sử dụng, trong đó đối tuợng sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân chiếm trên 77% (khoảng 9.080 ha).

Trong đất nông nghiệp, diện tích cây hàng năm tập trung ở vùng ven sông Lô, sông Chảy là 2.550,03 ha chiếm 55,93% tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng và 46,25% tổng diên tích cây hàng năm của huyện, gồm đất lúa, lúa màu là chủ yếu và hàng năm sản xuất ra gần 20 ngàn tấn l−ơng thực cung cấp cho vùng và huyện, thấp nhất là vùng vùng th−ợng huyện 36,85% đất nông nghiệp của vùng và 29,97% đất cây hàng năm của huyện.

Bảng 11: Tiềm năng đất đai của huyện Đoan Hùng phân theo vùng sinh thái của huyện năm 2003

Đơn vị tính: ha Chia ra

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất ch−a sử dụng

Tổng số Tổng Cây hàng năm Cây lâu năm V−ờn tạp Đất mặt n−ớc Tổng Tr.đó: Rừng trồng sản xuất Đất ở, chuyên dùng Tổng Tr.đó: DT có k. năng SXNLN 1. Vùng th−ợng huyện 12.387,33 4.484,42 1.652,50 1.295,99 1.039,99 100,57 6.472,21 6.345,53 926,98 513,33 307,31

2. Vùng ven S.Lô, S.Chảy 10.890,75 4559,41 2.550,03 785,74 1.552,43 77,97 3.287,94 3.025,06 1.373,96 1.659,83 427,77

3. Vùng hạ huyện 6.966,39 2.746,93 1.311,08 371,65 966,83 86,04 3.386,19 3.113,65 598,36 234,91 179,35

Tổng cộng

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng và điều tra

1

Khả năng gieo trồng cây hàng năm của huyện cho thấy (Bảng 4.12): tổng diện tích cây l−ơng thực có hạt là 9.431 ha đạt 107,6% kế hoạch (tăng 7,6% so năm 2002 tập trung vào sản xuất một số loại cây chính nh−: lúa 7.434 ha; ngô 1.976,6 ha; khoai lang 714 ha; rau xanh 700,8 ha; lạc 415 ha; đậu t−ơng 216.5 ha; sắn 551 ha; đậu đỗ các loại 263 ha; cây chất bột khác 60 ha; năng suất lúa 49,5 tạ/ha, đạt 104,5% kế hoạch, tăng 7,6% so năm 2002; năng suất ngô đạt 36,7% tạ/ha đạt 111,2%kế hoạch, tăng 9,6% so năm 2002; tổng sản l−ợng l−ơng thực có hạt 44.056,7 tấn, đạt 115% kế hoạch (tăng 15% so năm 2002 và 19,69% so năm 2001).

Bảng 4.12: Diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng và khả năng gieo trồngcủa huyện năm 2003

Năm 2003

Chỉ tiêu D.Tích (ha) C.cấu (%)

Tổng DT đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)