Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)

- Đất trồng cây lâu năm khác 4 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản

1. Trồng rừng tập trung (ha) + Kế hoạch 350 350

4.1.2. Đánh giá chung

Nhìn chung phong trào phát triển kinh tế v−ờn đồi huyện Đoan Hùng trong những năm gần đây b−ớc đầu đã có những chuyển biến tích cực. Địa hình đất đai đa dạng, thích hợp cho các loại cây trồng, tiềm năng mở rộng đất đồi còn nhiều, diện tích một số cây trồng có giá trị hàng hoá tăng lên, chăn nuôi phát triển, đời sống của nông dân ngày một khấm khá hơn, vốn ích luỹ trong hộ trở nên đa dạng, nghề làm v−ờn bắt đầu đ−ợc hộ chú trọng.

Trong 3 vùng kinh tế cuả huyện, đánh giá một cách tổng quan nhất thì mỗi vùng đều có lợi thế phát triển riêng.

- Vùng th−ợng huyện đất nhiều và dốc, dân số ít, diện tích canh tác bình quân hộ cao hơn cả, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp chè, cây ăn quả b−ởi và cây lâm nghiệp, nuôi thả trâu bò và phát triển chăn nuôi lợn với quy mô lớn.

- Vùng ven sông Lô, sông Chảy dân số đông, địa hình dốc nhẹ và trũng, diện tích canh tác bình quân hộ thấp nhất, đất bồi bãi ven sông nhiều, diện tích v−ờn tạp cao, là vùng sản xuất l−ơng thực thực phẩm chủ yếu cung cấp cho hộ nông dân trong huyện, ngoài ra là vùng phát triển cây ăn quả vải, nhãn, b−ởi, hồng không hạt và cây công nghiệp ngắn ngày mía, lạc, đậu t−ơng của huyện, chăn nuôi lợn, nuôi cá lồng phát triển, giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng thuỷ thuận lợi.

- Vùng hạ huyện đất đai khá trù phú, diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp thậm trí cả cây nông nghiệp rất đa dạng, chăn nuôi phát

triển, có 2 doanh nghiệp quốc doanh lâm nghiệp đóng trên địa bàn nên có thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc để phát triển kinh tế v−ờn đồi, v−ờn rừng, nông lâm kết hợp.

Tuy vậy, ở Đoan Hùng tập quán canh tác chậm đổi mới, khả năng tổ chức kinh tế hộ còn hạn chế, dân thiếu vốn sản xuất, phong trào nông hộ phát triển kinh tế còn dàn trải, diện tích v−ờn tạp, đồi núi trọc ch−a sử dụng còn nhiều, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi đầu t− tu bổ chậm... đến nay trên địa bàn huyện mới có trên 25 trang trại, chủ yếu là trang trại cây lâu năm và lâm nghiệp, trang trại tổng hợp. Phát triển kinh tế v−ờn đồi là một h−ớng đi tốt: chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng sản phẩm hàng hoá, đa dạng hoá - chuyên môn hoá các mô hình sản xuất nông lâm ng− nghiệp, tăng số l−ợng trang trại, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)