Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế v−ờn đồ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

- HQKT = H= ∆Q/∆C Phần tăng thêm CF

2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế v−ờn đồ

v−ờn đồi

Nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải đảm bảo sự thống nhất về nôị dung, tính toàn diện, tính hệ thống, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với

đặc điểm và trình độ phát triển sản xuất, góp phần kích thích sản xuất phát triển. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế v−ờn, các tác giả tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế là chủ yếu, bên cạnh đó có xem xét và đánh giá sự tác động của các mô hình kinh tế v−ờn đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng.

Song việc đánh giá chúng mới chỉ dừng lại ở một số chỉ tiêu thống kê tổng quát. Trong đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế v−ờn đồi chủ yếu ở cơ sở nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá sau (theo hệ thống SNA).

Giá trị sản xuất GO (Gross Output): đ−ợc tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở các mô hình kinh tế v−ờn đồi bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thi tr−ờng trong một chu kỳ sản xuất nhất định th−ờng là một năm. Với hệ thống cây trồng giá trị sản xuất chính là giá trị sản l−ợng trên một đợn vị diện tích canh tác.

- Đối với cây ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày thì giá trị sản xuất đ−ợc tính bằng sản l−ợng thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa ph−ơng. - Đối với cây lâm nghiệp: hiện tại các điểm chọn nghiên cứu cây lâm nghiệp phần lớn đang ở thời kỳ cho thu hoạch, nó phù hợp tình hình chung của toàn huyện [24], [25]. Do vậy khi tính giá trị sản xuất cho cây lâm nghiệp thì:

” Nguyên liệu tre b−ơng (theo giá nguyên liệu) là 11.000 đồng/1 đầu cây ở tuổi khai thác, do có đặc điểm khai thác dần, tuổi v−ờn từ 5 đến 15 năm.

”Gỗ nguyên liệu (theo giá nguyên liệu) là 220.000 đồng/1m3 (do khai thác đồng bộ 1 lần/diện tích gieo trồng), tuổi cây từ 6 đến 7 năm.

Riêng nguyên liệu tre b−ơng cơ sở để tính giá là:

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia về kinh tế lâm nghiệp.

- Tham khảo ý kiến các chủ hộ mua gom.

- Tham khảo ý kiến chính hộ bán sản phẩm (thông tin điều tra). - Giá cả nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu.

Trong thu hoạch, căn cứ vào chiều dài và đ−ờng kính cây nguyên liệu tre b−ơng th−ờng chia làm 3 loại gồm: Loại A chiếm 20%-23% tổng sản l−ợng thu hoạch, giá bán bình quân 14.000đ-16.000đ/1 đầu cây. Loại B chiếm trên 60% tổng sản l−ợng thu hoạch, giá bán bình quân 10.000đ-12.000đ/1 đầu cây. Còn lại loại C chiếm gần 10%, có giá bán bình quân 7.000đ-9.000đ/1 đầu cây. Sản phẩm phụ nh− cành, nhánh làm nguyên liệu thu đ−ợc 10% đến 15% tổng giá trị thu đ−ợc trên một ha. Ngoài ra, nếu các cây trên bán phục vụ cho các mục đích khác nh− xây dựng, làm nhà, làm đũa, chiếu xuất khẩu thì giá bán có thể còn cao hơn.

Chi phí trung gian IC (Intermediate cost): là toàn bộ chi phí vật chất th−ờng xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ đ−ợc sử dụng trong quá trình sản xuất nh−: giống, phân bón, làm đất, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, lãi suất tiền vay, chi phí vận chuyển...

Giá trị gia tăng VA (Value Addded): là phần giá trị tăng thêm của ng−ời lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích nó đ−ợc tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội đ−ợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

VA = GO - IC

Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income): là thu nhập thuần tuý của ng−ời sản suất, đảm bảo cho đời sống và tích luỹ cho ng−ời sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu đ−ợc khi ng−ời sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.

MI = [ VA - ( A + T)] Trong đó: A: là giá trị khấu hao TSCĐ Trong đó: A: là giá trị khấu hao TSCĐ

T: là Thuế nông nghiệp (nếu có).

Lợi nhuận Pr (Profit): là phần lãi dòng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.

Pr = MI - L*Pi

Trong đó: L: là công lao động của gia đình.

Pi: là giá ngày công lao động ở địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)