Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

- Tham gia sinh hoạt với các Hội cơ sở và thăm quan

3.2.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Những tài liệu mới về phát triển kinh tế v−ờn đồi, tổ chức sản xuất, bố

trí cây trồng, vật nuôi... đ−ợc tổ chức điều tra, phỏng vấn trong các mô hình kinh tế v−ờn đồi chủ yếu ở các điểm nghiên cứu là:

- Mô hình 1: cây NNNN - CN - LN (cây nông nghiệp ngắn ngày - chăn nuôi - lâm nghiệp).

- Mô hình 2: cây NNNN - CN - CAQ - LN (cây nông nghiệp ngắn ngày - chăn nuôi - cây ăn quả - lâm nghiệp).

- Mô hình 3: cây NNNN - CN - CAQ - C - LN (cây nông nghiệp ngắn ngày - chăn nuôi - cây ăn quả - chè - lâm nghiệp).

Tr−ớc khi tiến hành điều tra để thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu điều tra và xây dựng mẫu phiếu điều tra hộ.

Chọn mẫu điều tra

Căn cứ vào số l−ợng, quy mô, diện tích canh tác t−ơng đối (đất đồi), cách tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng trên đất v−ờn đồi, kết quả, xu h−ớng và tiềm năng về phát triển kinh tế v−ờn đồi ở các xã trọng điểm trong quy hoạch ở các tiểu vùng trong huyện. Chúng tôi chọn ra 70 hộ ở 3 tiểu vùng với 4 xã đại diện để điều tra và nghiên cứu.

Các hộ này có kết quả, hiệu quả về phát triển kinh tế trên đất v−ờn đồi từ trung bình khá trở lên, b−ớc đầu có kiến thức kỹ thuật, hiểu biết trong việc trồng cây hoặc trong canh tác đất đồi đã gắn bó nhiều năm, có mô hình kinh tế v−ờn đồi phát triển mang tính chất điển hình cho các tiểu vùng trong huyện. Số l−ợng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu đ−ợc chúng tôi thể hiện qua Bảng 3.10.

Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra hộ đ−ợc chúng tôi xây dựng và hoàn thiện thông qua các b−ớc sau:

- B−ớc 1: dự thảo nội dung mẫu phiếu điều tra ứng với các mục tiêu nghiên cứu.

- B−ớc 2: tiến hành điều tra thử một số ở các điểm nghiên cứu.

- B−ớc 3: bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và đó là mẫu phiếu điều tra chính thức cho các điểm chọn nghiên cứu đề tài.

Bảng 3.10: Số l−ợng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu Vùng th−ợng huyện (xã: Bằng Luân) Vùng ven S.Lô, S.Chảy (xã: Vân Du, Hùng Long) Vùng hạ huyên (xã: Tiêu Sơn) Tổng cộng Chỉ tiêu S.l−ợng (hộ) CC (%) S.l−ợng (hộ) (%) CC S.l−ợng (hộ) (%) CC S.l−ợng (hộ) (%) CC Số l−ợng mẫu điều tra 20 100 33 100 17 100 70 100 1.Mô hình 1: Cây NNNN-CN-LN 5 25,00 6 18,18 5 20,41 16 22,86 2. Mô hình 2: Cây NNNN-CN-CAQ 7 35,00 17 51,51 4 23,53 28 40.00 3. Mô hình 3: Cây NNNN-CN-CAQ-C-LN 8 40,00 10 30,30 8 47,06 26 37,14 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nội dung của phiếu điều tra đ−ợc mô tả cụ thể về các phần chính là:

- Một là: thông tin cơ bản về hộ.

- Hai là: tình hình sử dụng đất đai của hộ. - Ba là:các ph−ơng tiện sản xuất chính của hộ.

- Bốn là:các loại cây trồng, vật nuôi. - Năm là:tình hình vốn.

- Sáu là:kết quả sản xuất kinh doanh của hộ.

Với các bản câu hỏi chủ chốt đã chuẩn bị sẵn, kết hợp với các bảng câu hỏi mở về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi và khó khăn của chủ hộ khi tổ chức sản xuất… từ đó chúng tôi tiến hàh điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ.

Ph−ơng pháp điều tra

Sử dụng ph−ơng pháp RRA (đánh giá nhanh nông thôn) và ph−ơng pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có ng−ời dân tham gia) để tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ theo các mô hình kinh tế trên đất v−ờn đồi, mỗi hộ có một tập biểu mẫu để phỏng vấn. Để các nguồn thông tin điều tra có độ tin cậy và đạt đ−ợc mục đích cần nghiên cứu theo kế hoạch thì:

ở huyện có tiếp xúc với Phòng nông nghiệp, Hội làm v−ờn, trung tâm

Khuyến nông, Hạt kiểm lâm chúng tôi đã giới thiệu mục đích, nội dung nghiên cứu và thảo luận về tình hình nông lâm nghiệp của huyện, sau đó bàn luận về yêu cầu của các vấn đề nghiên cứu trong việc chọn địa điểm và các hộ điều tra. Các tiểu vùng của huyện chọn tối thiểu 1 xã đại diện, riêng tiểu vùng ven Sông lô và Sông chảy chọn 2 xã với tổng số 70 hộ.

ở điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với ng−ời địa ph−ơng (với UBND xã, Chủ tịch: Hội Làm v−ờn, Hội nông dân xã, tổ tr−ởng tổ Khuyến nông xã) đã chọn ra các hộ gia đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cán bộ nghiên cứu th−ờng có một cán bộ của huyện và một đại diện cán bộ của xã cùng đi.

Việc phỏng vấn đ−ợc cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình đã đ−ợc đ−a ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia đình, chúng tôi đã để giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật của ng−ời đ−ợc phỏng vấn. Sau khi thảo luận xong tiến hành thăm v−ờn hộ đã lựa chọn. Trong quá trình phỏng vấn cũng đã thảo luận về các tồn tại kỹ thuật liên quan đến điều kiện đất đai, trồng cây, chăn nuôi và các chủ đề khác cần quan tâm. Các thông tin bổ sung cũng đã đ−ợc thảo luận sau khi từ v−ờn về nhà ng−ời nông dân nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)