Các nhân tố ảnh h−ởng đến phát triển các mô hình kinh tế v−ờn đồi của nông hộ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 118 - 122)

- Đất trồng cây lâu năm khác 4 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản

1. Theo tiềm năng

4.2.3 Các nhân tố ảnh h−ởng đến phát triển các mô hình kinh tế v−ờn đồi của nông hộ

của nông hộ

º Điều kiện đất đai

Đất đai là tài sản vô giá, là t− liệu sản xuất quan trọng của ng−ời nông dân. Thực tế điều tra tại các tiểu vùng nghiên cứu cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất v−ờn đồi trong các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lựa chọn loài cây trồng thích hợp, tập đoàn cây trồng phù hợp trong từng loại mô hình, nhất là cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp là những loài mà các nông hộ ch−a có thói quen trồng tr−ớc đây. Phần lớn phát triển theo kiểu tự phát, thấy cây gì trồng cây ấy, gặp đâu trồng đấy, có đất nh−ng khi sử dụng lại không khai thác hết tiềm năng đất đai, hộ thiếu vốn, thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Do vậy, để tạo điều kiện trong việc xây dựng kế hoach sử dụng đất đồi các nông hộ cần phải dựa trên đặc tính của các loại đất, đặc điểm địa hình, điều kiện thời tiết, v.v... để lựa chọn kiểu hình canh tác hợp lý, lựa chọn đ−ợc tập đoàn cây trồng hợp lý, xây dựng đ−ợc mô hình kinh tế sản xuất phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao và tạo thế chủ động khi hộ mở rộng quy mô sản xuất sau này.

º Điều kiện tự nhiên

Điều kiên tự nhiên đóng vai trò quyết định đối với việc lựa chọn quy mô, hệ thống canh tác, ph−ơng thức sử dụng đất và hiệu quả của chúng. Kết quả điều tra tại vùng nghiên cứu cho thấy: Đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng. Do có vị trí thuận lợi (đ−ờng thuỷ, đ−ờng bộ), khí hậu nhiệt đới gió mùa và đa dạng về địa hình (có núi thấp đồi cao, có các thung lũng nhỏ xen kẽ các dải đồi bát úp), về điều kiện đất đai (có nơi tốt, nơi xấu, nơi gần, nơi xa) nên rất thuận lợi để các nông hộ phát triển đa dạng các loại hình canh tác trong các mô hình kinh tế v−ờn đồi. Những diện tích đất có tiềm năng sản xuất tốt, gần nhà th−ờng đ−ợc sử dụng triệt để, còn ở những

nơi xa, đất xấu th−ờng sử dụng hạn chế hơn. º Điều kiện kinh tế - x hội

Các điểm nghiên cứu nằm trên trục quốc lộ số 2, quốc lộ 70 và tỉnh lộ 238, tiếp giáp với Hạ Hoà, Thanh Ba-Phú Thọ, Yên Bình-Yên Bái, Yên Sơn- Tuyên Quang. Bên cạnh đó hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển, hệ thống sông-ngòi đa dạng, hệ thống điện l−ới quốc gia đến tận hộ gia đình, hệ thống chợ chính (chợ Tiêu Sơn, chợ Vân Du-Chí Đám) bên cạnh chợ Quế Lâm, chợ Thị trấn, chợ Vân Đồn... các cơ sở thu mua nông sản hàng hoá ngày một phát triển là những điều kiện lý t−ởng để nông hộ vận chuyển đ−a sản phẩm nông nghiệp (sắn, ngô, lợn thịt, lợn giống, các loại hoa quả), sản phẩm sản xuất lâm nghiệp (gỗ, củi), vận chuyển các vật t− sản xuất (giống cây, con, phân bón) ra thị tr−ờng trở nên thuận lợi cho cả ng−ời mua và ng−ời bán.

Các hệ thống dịch vụ nông lâm nghiệp nh−: dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao khoa học kỹ thuật; dịch vụ cung cấp vật t− nông nghiệp; dịch vụ vốn cho sản xuất nông lâm nghiệp... phát triển là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực và có vai trò hết sức quan trọng, góp phần thay đổi cơ cấu và phát triển kinh tế hộ quy mô lớn theo h−ớng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển.

Cụ thể hoá chính sách trợ giá, trợ c−ớc của Nhà n−ớc đối các mặt hàng thiết yếu, chính sách cho hộ nông dân, tỉnh Phú Thọ đã thiết lập hệ thống cung ứng vật t− nông lâm nghiệp từ tỉnh đến huyện, xã và cụm dân c−. Hiện nay các xã trong huyện đều có cửa hàng đại lý vật t− nông nghiệp, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chất l−ợng, không phải chịu giá cao về phân bón, thuốc trừ sâu, giống, thuốc bảo vệ thực vật cho nông hộ.

Công tác dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm đ−ợc xây dựng thành hệ thống khá chặt chẽ từ tỉnh, huyện xã, thôn và đội sản xuất. Cán bộ phụ trách là ng−ời có trình đội chuyên môn trên các lĩnh vực: trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thú y, thuỷ sản, nh− vậy họ có thể tự giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn khác nhau trên địa bàn khi ng−ời dân yêu cầu. ở thôn và đội sản xuất thành lập các nhóm từ 3-12 ng−ời hoạt động trên tinh thần tự nguyện, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất

và hỗ trợ nhân lực, hỗ trợ vốn hoặc cây, con giống cho các hộ trong cùng nhóm. Ph−ơng pháp khuyến nông đ−ợc áp dụng trực tiếp thông qua các mô hình trình diễn và hội thảo đầu bờ nh−: Mô hình B−ởi trình diễn với 2 giống là B−ởi Sửu-Chí Đám và B−ởi Bằng Luân (b−ởi Khả Lĩnh hay còn gọi B−ởi tiến vua) do trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp huyện phối hợp tổ chức có sự tham gia của nông dân trong 17 xã vùng dự án phát triển cây B−ởi đặc sản Đoan Hùng. Ph−ơng pháp gián tiếp thông qua các thông tin đại chúng nh− báo, đài phát thanh, các tờ rơi về kỹ thuật tạo giống, thời vụ, nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... đối với từng loại cây trồng, vật nuôi phát cho các hộ gia đình.

Vào đầu tháng 11/2002 tại v−ờn B−ởi nhà ông Hùng-thôn 7-xã Bằng Luân đ−ợc chọn làm mô hình trồng thuần điển hình trình diễn về tuổi cây, năng suất, chất l−ợng b−ởi quả Bằng Luân có quy mô v−ờn là 0,4 ha gồm 15 cây tuổi trên 15 năm, thậm trí có cây đ−ợc xác định ở độ tuổi > 35 năm, 25 cây tuổi 15 năm, 20 cây tuổi 7-10 năm, 20 cây tuổi <7 năm trồng trên nền đất xám, có kết von, tầng dày đất trung bình ở độ dốc 150, cùng kỹ thuật và kinh nghiêm chăm sóc lâu năm, hàng năm v−ờn b−ởi của ông cho thu hoạch vài chục triệu đồng. Mô hình trồng chuyên canh cây B−ởi trình diễn về mật độ, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khả năng sống ở giống B−ởi Sửu (Chí Đám) vào tháng 2/2003 tại v−ờn nhà ông Tân- Bãi soi, thôn 4-xã Chí Đám, có diện tích 1ha ở tuổi 3 năm, độ dốc 3-80, khả năng t−ới kém chủ động. Trong khi cây ch−a phát tán, tận dụng diện tích đất trống để trồng hoa màu, đậu đỗ... ông thu đ−ợc 5-7 triệu đồng mỗi năm.

Về vốn phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của hộ thì hiện nay các Ngân hàng đã cải tiến, thay đổi thủ tục cho hộ vay vốn thuận tiện hơn. Số hộ vay vốn tăng lên song l−ợng vốn vay/hộ thấp. Trong 70 hộ điều tra, số hộ có nhu cầu vay vốn ngân hàng, dự án năm 3003 chiếm 40% (28 hộ), thực tế số hộ đã đ−ợc vay là 22 hộ với tổng số vốn vay là 47 triệu đồng, hộ vay cao nhất là 10 triệu và vay thấp nhất là 1 triệu đồng để đầu t− phát triển sản xuất.

Tóm lại, điều kiện kinh tế-xã hội có ảnh h−ởng sâu xắc đến việc quyết định trồng cây, con gì, quy mô diện tích là bao nhiêu,v.v... cho sự phát triển các mô hình kinh tế v−ờn đồi của nông hộ.

Cơ sở hạ tầng và chế biến nông sản phẩm là yếu tố ảnh h−ởng sâu sắc đến việc phát triển các mô hình sản xuất hàng hoá. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá đa dạng, b−ớc đầu tạo điều kiện thuận lợi cho l−u thông vận chuyển nông sản hàng hoá của hộ tiêu thụ. Song cần có giải pháp thu hút vốn đầu t− nâng cấp, mở rộng đ−ờng thôn xóm đặc biệt ở các xã xa trung tâm, đi lại còn khó khăn. Phát triển các cụm mô hình tiểu thủ công nghiệp, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp của bà con nông dân làm ra trên địa bàn huyện nh− chế biến đũa gỗ xuất khẩu, mộc dân dụng, xẻ gỗ, long nhãn... Cơ quan chính quyền huyện, các hội đoàn thể, các tổ chức liên quan cần có định h−ớng cụ thể cho việc thực hiện giải pháp về thị tr−ờng tiêu thụ khi mở rộng phát triển các mô hình sản xuất nông sản hàng hoá lớn trên địa bàn huyện. Giải quyết tình trạng thu hoach sản phẩm ồ ạt mà tiêu thụ lại chậm, thiếu thị tr−ờng làm ảnh h−ởng đến giá cả nông sản bán, giá rẻ, ng−ời sản xuất rất thiệt thòi.

º Hoàn cảnh kinh tế và năng lực tổ chức sản xuất

Hoàn cảnh kinh tế và năng lực tổ chức có ảnh h−ởng trực tiếp đến quy mô và kết quả sản xuất trong mô hình v−ờn hộ. Lực l−ợng lao động thì phong phú nh−ng kỹ năng về nghề v−ờn còn rất hạn chế, dân chí về làm v−ờn còn thấp, còn trong tình trạng mạnh ai ng−ời ấy làm, làm theo nhau chứ làm theo bài bản gắn với kỹ thuật canh tác, theo một trình tự nhất định số hộ làm đ−ợc nh− vậy không nhiều. Do đặc điểm sản xuất nông lâm nghiệp theo thời vụ nên đòi hỏi hộ xây dựng kế hoạch điều hành lao động, công việc rất tỷ mỷ để vừa tiết kiệm lao động, công việc - mùa vụ trôi trảy tránh đ−ợc thất thoát sản phẩm trong khi thu hoạch và tiêu thụ. Nhìn chung ng−ời Kinh lao động ít hơn ng−ời dân tộc Cao Lan trong các mô hình hộ, nh−ng trong tổ chức điều hành sản

xuất lại có kết quả cao hơn và sự nhận thức, cập nhật về những đổi mới tiến bộ trong sản xuất và đời sống, việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, bố trí mùa vụ, quy trình chăm sóc thu hoạch của ng−ời kinh cũng nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)