Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 135 - 139)

- Đất trồng cây lâu năm khác 4 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản

5.Kết luận và khuyến nghị

5.1. Kết luận

1. Là cửa ngõ giao l−u giữa 4 tỉnh niền núi với các tỉnh miền xuôi, diện tích đồi gò lớn chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của huyện, kinh tế v−ờn đã gắn bó lâu đời cùng với các ph−ơng thức canh tác truyền thống đ−ợc cải tiến, l−u truyền qua các thế hệ, đã góp phần không nhỏ nâng cao chất l−ợng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, thuận lợi phát triển các mô hình sản xuất với các nông sản phẩm hàng hoá đa dạng là làm giàu cho nền kinh tế nông lâm nghiệp trên từng vùng kinh tế nông thôn huyện Đoan Hùng trong những năm tới.

2. Phát triển kinh tế v−ờn đồi theo h−ớng sản xuất hàng hoá đang là con đ−ờng làm giàu thực tế và phù hợp với quy mô kinh tế gia đình trên mỗi vùng sinh thái nông thôn của huyện. Nó đã và b−ớc đầu trở thành điểm tựa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn huyện. Cải tạo v−ờn tạp, nâng cao nhận thức của nông hộ về nghề v−ờn đã đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng bà con dân tộc vùng miền núi.

3. Hệ thống tập đoàn các cây trồng, vật nuôi

- Vùng th−ợng huyện có −u thế về cây lâm nghiệp (keo, luồng-diễn, bạch đàn), cây công nghiệp (chè), và cây ăn quả đặc sản B−ởi, nhãn ,vải.

- Vùng ven sông Lô, sông Chảy có −u thế về cây ăn quả (nhãn, vải, b−ởi), cây chè và cây lâm nghiệp (nên chuyển bạch đàn sang trồng keo, luồng).

- Vùng hạ huyện có −u thế về sản xuất chè, cây lâm nghiệp (nhất là luồng-diễn), cây ăn quả (nhãn, vải).

4. Các kiểu mô hình kết hợp làm v−ờn với chăn nuôi lợn nái, lợn thịt đều thích hợp cho cả 3 vùng của huyện và rất cần thiết trong hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp của hộ.

5. Hệ thống các loại hình canh tác trong từng mô hình v−ờn.

- Mô hình v−ờn đồi của nông hộ đa canh với trên 3 kiểu canh tác. - Mô hình v−ờn đồi của nông hộ đa canh với từ 3 kiểu canh tác trở xuống.

Mô hình v−ờn đồi của nông hộ đa canh với trên 3 kiểu canh tác tỏ ra phù hợp điều kiện dân trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thị tr−ờng tiêu thụ ở Đoan Hùng; cho thu nhập tiền mặt hàng năm nhiều hơn, từ đó có nguồn vốn bổ sung hàng năm để tái đầu t− và đầu t− vào các kiểu canh tác có chu kỳ kinh doanh lâu năm nh− cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp; đáp ứng đ−ợc mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài” trong định h−ớng phát triển chung của các nông hộ vuờn đồi sống ở vùng miền núi n−ớc ta hiện nay; đã góp phần nâng cao độ che phủ mặt đất, bảo vệ xói mòn đất tốt hơn so với mô hình v−ờn đồi của nông hộ đa canh với từ 3 kiểu canh tác trở xuống.

6. Điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất của nông hộ đ−ợc xem nh− là những yếu tố chủ đạo để đi đến quyết định các kiểu mô hình canh tác trong v−ờn hộ.

7. Để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế v−ờn đồi, góp phần phát triển kinh tế hộ, đề tài đã nêu lên những yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế v−ờn đồi và đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau

- Tổ chức công tác khuyến nông khuyến lâm và đào tạo nâng cao dân trí về nghề v−ờn.

- Những giải pháp kỹ thuật thâm canh v−ờn cây nh− cải tiến giống, cải tạo v−ờn tạp, hệ thống t−ới tiêu, kỹ thuật canh tác…

- Vốn cho sản xuất.

- Thuỷ lợi và giao thông nông thôn - Chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Thị tr−ờng tiêu thụ.

5.2. Đề xuất và Khuyến nghị

1. Nhân rộng mô hình v−ờn đồi với 3 kiểu mô hình canh tác trở lên (đa canh) cần xây dựng một kế hoạch rất cụ thể về:

• Quy mô diện tích cho mỗi kiểu canh tác • Tập đoàn cây trồng vật nuôi

• Thời vụ trồng, chăm sóc, thu hoạch • Số l−ợng nhân công cần thiết

• Số l−ợng, chủng loại giống, vật t−, phân bón các loại • Số l−ợng vốn cần đầu t−

Trong mô hình v−ờn của nông hộ với trên 3 kiểu canh tác cần tiếp tục lựa chọn các loại giống cây trồng mới thích hợp có năng suất cao, chất l−ợng sản phẩm tốt đ−a vào áp dụng sản xuất trong mô hình. Cần khai thác và sử dụng đất v−ờn đồi hiệu quả hơn bằng cách áp dụng các kỹ thuật canh tác nh− kỹ thuật trồng xen, trồng gối vụ, thâm canh tăng vụ, kỹ thuật canh tác trên đất dốc.

Cần cải thiện kiểu canh tác độc canh cây ăn quả mà nên trồng xen các cây đậu đỗ, lạc trên diện tích đất thoáng khi cây ch−a giao tán. Trồng các cây hàng rào xanh, cốt khí giảm xói mòn, tăng phủ bề mặt cho đất, tạo điều kiện tốt cho thâm canh, chăm sóc thu hoạch đ−ợc dễ dàng.

Đối với mô hình v−ờn đồi của nông hộ có từ 3 kiểu canh tác trở xuống cũng cần lựa chọn giống cây con có có năng suất cao, chất l−ợng sản phẩm tốt đ−a vào áp dụng sản xuất trong mô hình. Bên cạnh đó cần tăng thêm đầu t−, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng thâm canh cao vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

2. Đề tài cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về hiệu quả xã hội và môi tr−ờng.

3. Phát triển kinh tế v−ờn đồi ở huyện Đoan Hùng là một giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục giải phóng tiềm năng trong nông nghiệp và nông thôn miền

núi, phù hợp với quan điểm của Đảng và nguyện vọng của nông dân. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả các mô hình kinh tế v−ờn của nông hộ thì cần hoàn thành tốt công tác giao đất ổn định lâu dài cho hộ; cải tiến và tăng c−ờng nội dung-hoạt động của các công tác khuyến nông khuyến lâm, Hội Nông dân, Hội Làm v−ờn,… ; bảo hiểm cây trồng vật nuôi, cùng chia xẻ những rủi ro với ng−ời sản xuất khi gặp dịch bệnh, hạn hán, mất mùa xảy ra; đầu t− cho các cuộc điều tra cơ bản về kinh tế v−ờn, cho việc chọn lọc nhân giống tiến tới hình thành các trung tâm nghiên cứu về nghề v−ờn ở địa ph−ơng; đầu t− hoặc khuyến khích các doanh nghiệp t− nhân xây dựng các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, huyện cho các nông sản phẩm hàng hoá sản xuất ra rừ các mô hình sản xuất chế biến thực phẩm rau quả, nguyên liệu công nghiệp chè, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng v.v…

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 135 - 139)