Hiệu quả môi tr−ờng

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 115 - 118)

- Đất trồng cây lâu năm khác 4 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản

1. Theo tiềm năng

4.2.2.4. Hiệu quả môi tr−ờng

Việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc hoặc lựa chọn các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, mô hình v−ờn đồi, v−ờn rừng cho hiệu quả kinh tế, xã hội, sẽ còn cho hiệu quả về môi tr−ờng đã đ−ợc Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ 15 rất quan tâm.

Đoan Hùng là một huyện trung du miền núi, địa hình không bằng phẳng, dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ che phủ thực vật thấp và hệ thống thuỷ văn dày, mùa m−a đến th−ờng có xói mòn mạnh ở đồi trọc, đồng ruộng bị n−ớc cuốn đất màu, ngập úng ở diện tích ngoài đê sông Lô, sông Chảy, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Trong những năm qua, sự phát triển của ngành sản xuất nông lâm nghiệp với các mô hình kinh tế sản xuất đã đạt đ−ợc một số hiệu quả về môi tr−ờng. Diện tích đất ch−a sử dụng giảm qua các năm, diện tích rừng đầu nguồn đ−ợc bảo vệ chăm sóc, diện tích đồi núi trọc đ−ợc cải tạo để trồng rừng, hệ thống đê, đập và thuỷ lợi nội đồng đã đ−ợc đầu t− nâng cấp, tăng diện tích cây vụ đông và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phần đất trũng chuyển sang nuôi cá hoặc kết hợp cá-lúa, chuyển đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng sang nuôi trồng thuỷ sản ... Phát triển kinh tế v−ờn đồi, đồi rừng, thực hiện dự án 661 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn đã tăng độ che phủ rừng từ 31,02% năm 1996-2000 lên 43% năm 2003 và phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ rừng là 50%. Điều đó cho thấy môi tr−ờng sinh thái của huyện đã đ−ợc cải thiện rõ rệt, hạn chế xói mòn và thoái hoá đất.

Trong quá trình sử dụng đất cần có biện pháp kỹ thuật hoàn trả chất dinh d−ỡng cho đất: chế độ bón phân hoá học, sử dụng thuốc thực vật, bón phân hữu cơ, đặc biệt áp dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Qua kết quả điều tra về các mô hình v−ờn đồi, tham quan thực địa các mô hình, đi sâu tìm hiểu những mô hình điển hình cho hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi tr−ờng chúng tôi thấy.

- Kỹ thuật trồng vải trên hố vảy cá, trồng chè theo đ−ờng đồng mức có cây che bóng, trồng xen chè-cây lâm nghiệp, dứa-chè, trồng sắn có tạo bờ ngăn cản dòng chảy, mở đ−ờng xiên chéo lên đồi, trồng theo ruộng bậc thang ,

trồng dứa, cây mây, cây lâm nghiệp ở vành đai đồi... nh−ng kỹ thuật này đ−ợc áp dụng trong v−ờn một số hộ chứ ch−a phát triển thành phong trào khắp rộng trên các v−ờn. Trong các nhóm hộ điều tra theo mô hình v−ờn thì nhóm hộ ở mô hình v−ờn cây NNNN-CN-LN áp dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc thể hiện kém nhất, cơ cấu cây trồng lẻ tẻ, đất nghèo dinh d−ỡng, nhất là đất đồi trồng sắn 1 vụ còn lại để đất hoang hoá. Trong khi đó mô hình v−ờn cây NNNN-CN-CAQ-C- LN, cây NNNN-CN-CAQ có v−ờn thể hiện đ−ợc tổng thể một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, vừa cho hiệu quả kinh tế cao lại cải tạo và bảo vệ đất nh− mô hình v−ờn ông Vũ Thế Truy-52 tuổi-Thôn 6 xã Tiêu Sơn, mô hình ông Ngô Bá Hùng-47 tuổi- Thôn 13-xã Bằng Luân, mô hình ông Nguyễn văn Lập-42 tuổi thôn 5-xã Hùng Long đ−ợc chúng tôi mô phỏng qua các Hình 10, 11, và 12.

Hình 10: Kỹ thuật trồng sắn có tạo bờ ngăn cản dòng chảy

Hình 11: Vờn trồng kỹ thuật tổng hợp các cây

Hình 13: Kỹ thuật đào hố, làm luống trồng cây

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)