Những yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế các mô hình v−ờn đồ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

- HQKT = H= ∆Q/∆C Phần tăng thêm CF

2.3.5.Những yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế các mô hình v−ờn đồ

Quy mô v−ờn, cơ cấu cây con trong v−ờn, các biện pháp kỹ thuật canh tác sử dụng, đến hiệu quả các mô hình kinh tế v−ờn..., một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác chịu ảnh h−ởng bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Do vậy, những nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế các mô hình v−ờn có thể khái quát theo những nội dung sau đây.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Theo Trần Đức Hạnh và cộng tác viên (1997) [13] các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, l−ợng m−a...), thời tiết (m−a, bão, hạn ...) rất quan trọng, nó luôn tác động đến sản xuất và khó khống chế trong quá trình sản xuất. N−ớc ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm nh−ng có tính phân hoá mạnh, đặc biệt là ở Miền núi do hình thế các khối núi chia cắt địa hình và các dòng l−u khí hậu thích hợp nhiều loại cây nhiệt đới, cây á nhiệt đới và cây ôn đới .

Theo tác giả Bùi Quang Toản (1993) [33] cho rằng: đất đóng vai trò nh− một tác nhân tiếp nhận và tích luỹ các tài nguyên từ thành phần khác của

hệ sinh thái. Đất là môi tr−ờng sống, là nơi cung cấp n−ớc và chất dinh d−ỡng cho cây, dù địa hình cao hay thấp, chất đất tốt hay xấu, thành phần cơ giới, tính chất vật lý, hoá học của đất khác nhau sẽ cho chúng ta lựa chọn và bố trí cơ cấu cây trồng khác nhau. Song việc bố trí cơ cấu cây trồng nh− thế nào để vừa có năng suất cao lại bảo vệ đ−ợc đất đang là vấn đề đặc biệt đ−ợc quan tâm hiện nay.

Bên canh đó, con ng−ời tác động vào tự nhiên, tự nhiên tác động lại vào điều kiện và kết quả sản xuất nh−: giảm độ tán che rừng, xói mòn, dửa trôi, thiếu n−ớc. Đối t−ợng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh tr−ởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên phạm vi không gian rộng lớn vì vậy chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Cho nên, các mô hình kinh tế sinh thái v−ờn (R + n−ơng cố định; N−ơng,v−ờn + ruộng + ao (mặt n−ớc) + đồi rừng + chăn nuôi; R + v−ờn đồi + ao (mặt n−ớc) + trồng cây phân tán + chăn nuôi...) phát triển phải đảm bảo ổn định, tận dụng tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt bất thuận của thời tiết, củng cố độ phì của đất, cung cấp dinh d−ỡng cho ng−ời và thức ăn gia súc, tăng năng suất, sản l−ợng và từng b−ớc thay đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện một phần cơ giới hoá để mở rộng quy mô sản xuất, nhằm chuyển từ hệ thống nông nghiệp khai thác lên hệ thống nông nghiệp bền vững, từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ hệ thống nông nghiệp lạc hậu lên hiện đại [6], [16].

Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - x hội

Bao gồm các yếu tố nh− chế độ xã hội, dân số và lao động, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, trình độ quản lý và sử dụng lao động, các điều kiện về nông nghiệp, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng; giao thông, thuỷ lợi, nguồn vốn đầu t−, thông tin và quản lý, cơ cấu kinh tế và phân

bố sản xuất, sự phát triển và áp lực của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập quán và kinh nghiệp sản xuất truyền thống, markettinh và thị tr−ờng tiêu thụ hàng hoá... trong đó con ng−ời là trung tâm quyết định việc tổ chức, bố trí sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chọn con giống, cây giống gì là chính, là tối −u nhất... tr−ớc điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hiện có và những thách thức của thị tr−ờng [35], [43].

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu quan trọng phục vụ cho thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá mùa vụ và cây trồng. Tiếp đến là bảo quản chế biến vì các nông sản hàng hoá có khối l−ợng lớn và t−ơi sống, ngoài ra các yếu tố cần quan tâm nh− giao thông, phân phối, l−u thông...

Vốn đầu t− là tiềm lực của kinh tế nông hộ, là yếu tố quan trọng xác định tính khả thi kinh tế cho các giả pháp kỹ thuật. Không có vốn, không có đầu t− tín dụng thì không thể phát triển sản xuất, nhất là nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong mô hình sản xuất theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Sử dụng nguồn lao động đầy đủ, hợp lý gắn với nâng cao trình độ dân trí về nghề làm v−ờn là yêu cầu phát triển các mô hình kinh tế v−ờn đồng thời tạo việc làm, rải vụ, phân công lại lao động vào những thời điểm nhất định trong nông thôn.

Tập quán và kinh nghiệm sản xuất truyền thống tốt gắn với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ng−ời nông dân sẽ là cơ sở thực tiễn giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và hiệu quả kinh tế cao đồng thời thông qua đó để hạn chế, loại bỏ dần tập quán sản xuất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hệ thống cây, con kém hiệu quả.

Yêu cầu thị tr−ờng, giá cả nông sản là đòi hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi nào trong mô hình, quy trình công nghệ kỹ thuật ra sao, sản xuất ở đâu, bao nhiêu, lúc nào để có hiệu quả và lợi nhuận cao nhất.

Lê Huy Ngọ, 2001 [20] cho rằng: ba vấn đề then chốt để nông nghiệp

Việt Nam b−ớc vào thể kỷ 21 là “Điều chỉnh cơ cấu-chuyển giao công nghệ- xúc tiến thị tr−ờng, trong đó thị tr−ờng là vấn đề xuyên suốt, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, là căn cứ định h−ớng cho khoa học công nghệ nhằm tạo cho nông nghiệp n−ớc ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá h−ớng ra xuất khẩu, có b−ớc phát triển về chất, tăng tr−ởng cao, hiệu quả, cạnh tranh bền vững”.

Nhóm yếu tố về kỹ thuật và công nghệ

Sự tiến bộ về giống đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, yếu tố thời vụ lại gắn liền với đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, xác lập công thức luân canh mới, quy trình kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc, nuôi d−ỡng, trình độ tổ chức quản lý [40]. Việc bố trí hệ thống cây trồng, tìm ra các giống cây trồng, vật nuôi thích hợp, có năng suất cao, giá trị lớn, tận dụng tốt nhất tiềm năng đất đai, khí hậu chính là trực tiếp làm tăng tính thích hợp của hệ thống cây trồng, sử dụng tốt các lợi thế so sánh của từng vùng sản xuất cũng nh− áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và tiến tới xây dựng thành công các mô hình kinh tế v−ờn đa tác dụng, hiệu quả cao, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Kỹ thuật canh tác đó là các biện pháp kỹ thuật canh tác mà con ng−ời lựa chọn sử dụng để tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của chính quá trình sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tất cả những yếu tố này đều nói lên tầm quan trọng của nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ.

Nhóm yếu tố quản lý vĩ mô của nhà nớc

Nhà n−ớc quản lý thông qua các giải pháp kinh tế, các công cụ chính sách nh−: chính sách đất đai, chính sách môi tr−ờng, chính sách thuế, chính sách tín dụng, trợ giá giống cây, giống con tốt, phân bón, cung cấp một số mặt hàng thiết yếu cho bà con dân tộc vùng cao miền núi (muối, dầu, thuốc phòng, chữa bệnh...), cho vay vốn −u đãi, giá nông sản tiêu thụ trên thị tr−ờng... đều có tác động rất mạnh đến các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế v−ờn. Chính

sách và các giải pháp kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá [4].

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị tr−ờng, gắn với quy hoạch phát triển chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi tr−ờng (Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001) [19]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác các nguồn lực, đầu t− thâm canh, thực hiện cơ giới hoá, chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tiến hành tập trung hoá vùng sản xuất chuyên canh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực sản xuất. Khuyến khích thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các hình thức đó để l−u thông hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm kịp thời vụ và hạn chế tình trạng ép giá của t− th−ơng, phát huy tốt truyền thống lá lành đùm lá rách, t−ơng trợ giúp đỡ nhau làm kinh tế... của các đồng bào nông thôn Việt Nam.

Tóm lại, có nhiều nhóm yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế v−ờn đồi. Song vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác tối đa các tiềm năng thế mạnh của các nhóm yếu tố đó, đồng thời hạn chế, kìm hãm những yếu tố bất lợi để đạt đ−ợc mục tiêu đề ra trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình kinh tế vườn đồi chủ yếu của nông hộ huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)