Nhóm giải pháp tăng c−ờng kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 139 - 143)

- Khó xác định chất l−ợng đất để đổi Rủi ro

4.3.1.1 Nhóm giải pháp tăng c−ờng kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý

- Phát triển khoa học công nghệ địa chính. Giải pháp khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến l−ợc của ngành địa chính. Giải pháp chủ yếu là kết hợp giữa công

nghệ hiện đại đ−ợc đầu t− tập trung với các công nghệ truyền thống đang phổ biến trong ngành. Vấn đề đặt ra là tập trung vào phát triển hiện đại hoá công nghệ quản lý theo định h−ớng công nghệ thông tin, các công nghệ thu nhập dữ liệu đ−ợc kết hợp giữa tự động hoá những khâu trọng điểm ở Trung −ơng kết hợp với công nghệ truyền thống, với lực l−ợng lao động đơn giản ở địa ph−ơng. Biện pháp triển khai đi theo các b−ớc sau:

+ Từng b−ớc hiện đại hoá hệ thống quản lý địa chính bằng công nghệ tin học trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính quốc gia d−ới dạng phân tán nối với nhau bằng hệ mạng giữa trung −ơng với các Sở Địa chính - Nhà đất ở các tỉnh, thành phố. Hệ cơ sở dữ liệu này bao gồm toàn bộ các loại bản đồ địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai, kết quả điều tra khảo sát đất đai, kết quả phân hạng và định giá đất. Hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò hạt nhân trong toàn bộ hệ thống quản lý địa chính.

+ Quá trình thu thập dữ liệu thực hiện theo cách kết hợp giữa công nghệ tự động trong khâu đo đạc bản đồ hàng không- vệ tinh, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ nền địa chính với công nghệ truyền thống trong khâu đo đạc bổ sung đến từng thửa đất, điều tra hiện trạng đất đai, đăng ký đất đai và chỉnh lý biến động, điều tra phân hạng và định giá đất.

+ Các thao tác quản lý đ−ợc thực hiện trên hệ thống thông tin bằng các ch−ơng trình ứng dụng gồm:

• Thực hiện các thủ tục hành chính trong giải quyết quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

• Cùng với các cơ quan quản lý nhà n−ớc thống nhất thủ tục quản lý về thế chấp đất đai, tính thuế, đền bù khi thu hồi đất đaị

• Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.

• Thống kê, kiểm kê đất đai, phát hiện những hiện t−ợng kinh tế - xã hội trong quan hệ đất đai để điều chỉnh pháp luật và chính sách đất đaị

• Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, các hiện t−ợng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, tác động của đất đai và môi tr−ờng với các hoạt động kinh tế xã hộị

• Quản lý số liệu chính xác về biên giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp và công bố các số liệu quốc gia thống nhất có liên quan đến đất đaị

- Giải pháp về đo đạc lập bản đồ

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của việc quản lý Nhà n−ớc về đất đai, là cơ sở để tiến hành các khâu công việc nh− giao đất, chuyển đổi đất đai trong quá trình khắc phục tình trạng manh mún phân tán đất nông nghiệp, do đó trong thời gian tới thành phố cần quan tâm chỉ đạo và đầu t− kinh phí để tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính cho 136 xã, ph−ờng, thị trấn theo h−ớng đổi mới công nghệ nói trên.

Bảng 4.1: Dự kiến kế hoạch hoàn thiện bản đồ địa chính

Giai đoạn 2003 - 2005 Giai đoạn 2005 - 2010 Hình thức Tổng số (xã, F, TT) Diện tích (ha) Tổng số (xã, F, TT) Diện tích (ha) Đo đạc mới 85 58.980 51 35.334 Chỉnh lý biến động 81 56.118 166 115.008 Cộng: 166 115.098 217 150.342

Phấn đấu để đạt đ−ợc mục tiêu đo đạc mới bằng công nghệ số cho đủ 100% số xã, ph−ờng, thị trấn, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá quản lý ngành địa chính. Kế hoạch có thể chia làm hai giai đoạn nh− sau: giai đoạn tr−ớc mắt từ 2003 - 2005 phấn đấu đo đạc lập bản đồ mới cho 85 xã, ph−ờng, thị trấn; đồng thời chỉnh lý cho 81 xã, ph−ờng, thị trấn đã có bản đồ địa chính mới đo đạc và lập xong thời gian vừa quạ Giai đoạn thứ hai từ 2005 - 2010 phấn đấu đo đạc lập mới bản đồ địa chính cho 51 đơn vị xã, ph−ờng thị trấn còn lại và chỉnh lý cho 166 xã đã đo đạc lập bản đồ từ những giai đoạn tr−ớc.

- Giải pháp về phân hạng đất nông nghiệp

Tiến hành chỉ đạo và đầu t− kinh phí phân hạng bổ sung 20.519,51 ha đất nông nghiệp và chỉnh lý biến động hạng đất cho 52.064,49 ha đã phân hạng tr−ớc đâỵ Giúp cho việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai hợp lý, đầu t− thâm canh theo khoa học, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nh−ỡng, có đầy đủ thông tin về hạng đất để xây dựng bản đồ địa chính công nghệ số. Dự kiến kế hoạch triển khai công việc này theo bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 : Dự kiến kế hoạch cho việc phân hạng đất nông nghiệp

TT Hình thức Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Phân hạng mới 20.520 28,28

2 Chỉnh lý 52.064 71,72

3 Cộng 72.584 100,00

- Qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Nhà n−ớc quản lý đất đai bằng quy hoạch, kế hoạch. Để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất của thành phố, tr−ớc hết phải tiến hành chỉ đạo xây dựng quy hoạch cấp xã và cấp huyện. Muốn xây dựng đ−ợc quy hoạch 2 cấp đó cần phải ban hành chủ tr−ơng thống nhất từ thành phố và có kế hoạch đầu t− kinh phí từ ngân sách nhà n−ớc thì công việc mới triệt để và hiệu quả.

Trong những năm tới để thực hiện tốt quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng đất, thành phố cần tăng c−ờng bộ máy nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về giao đất và đầu t− mở rộng xây dựng trên địa bàn thành phố để h−ớng sự phát triển theo đúng quy hoạch đã hoạch định ra, đồng thời lập ph−ơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010.

Tăng c−ờng đầu t− và chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu 100% quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã theo quy định của Luật Đất đaị

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để đ−a công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai ở Hải Phòng đi vào nề nếp, đúng pháp luật, thì trong thời gian tới thành phố cần tập trung chỉ đạo cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% số chủ sử dụng đất, khắc phục triệt để những hạn chế vừa qua đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giải quyết đ−ợc vấn đề này, Nhà n−ớc mới nắm chắc đ−ợc quỹ đất đai, quản lý tốt đ−ợc sự chuyển dịch, biến động đất đai trong một môi tr−ờng pháp lý thuận lợi cho việc hình thành thị tr−ờng quyền sử dụng đất, khắc phục có kết quả tình trạng chuyển dịch quyền sử dụng đất không qua chính quyền, hạn chế việc tranh chấp đất đaị

- Thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm vào 2 đối t−ợng: một là, đối với cơ quan quản lý, kiểm tra xem họ chấp hành các quy định pháp luật và quy phạm kỹ thuật ra sao để uốn nắn và xử lý và hai là, đối với ng−ời sử dụng đất, kiểm tra việc chấp hành về nghĩa vụ đối với Nhà n−ớc từ đó rút ra nguyên nhân của mọi vi phạm, rút ra bài học trong quản lý, đề xuất chính sách cho phù hợp với tình hình quản lý mớị

Giải quyết tranh chấp đất đai, tr−ớc hết cần tiến hành hoà giải ở cơ sở. Nếu hoà giải không thành, mà ng−ời sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì do uỷ ban nhân dân huyện, quận giải quyết và quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố là quyết định giải quyết cuối cùng; tr−ờng hợp ng−ời sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì do toà án nhân dân giải quyết.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)