Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai ởn −ớc ta trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 45 - 58)

- Những kết quả đạt đ−ợc về quản lý, sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới ở n−ớc tạ Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai hơn 15 năm qua đã đ−a đến những kết quả tích cực. Đất đai đ−ợc sử dụng có hiệu quả hơn đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đăc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hộị Những chuyển biến và kết quả tích cực rõ nét trong quản lý, sử dụng đất những năm vừa qua là [dt 3]:

+ C−ơng lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà n−ớc và Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, cũng nh− Luật Đất đai năm 1987, 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1998, 2001 đều khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc thống nhất quản lý. Quy định này đã tạo thuận lợi rất cơ bản cho việc quản lý và sử dụng, phát huy tiềm năng đất đai vào sự nghiệp xây dựng,

phát triển đất n−ớc, cải thiện đời sống nhân dân và tăng c−ờng quốc phòng, an ninh theo đ−ờng lối của Đảng.

+ Công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai có những tiến bộ rõ rệt. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đ−ợc triển khai trên phạm vi cả n−ớc. Công tác đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo cơ sở b−ớc đầu cho việc quản lý Nhà n−ớc về đất đaị Nhà n−ớc đã cố gắng trong việc thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, ban hành một hệ thống với rất nhiều các văn bản pháp luật để việc quản lý Nhà n−ớc về đất đai dần đi vào nền nếp. Có nhiều cố gắng trong việc thanh tra, xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đaị Hệ thống quản lý đ−ợc tăng c−ờng, từng b−ớc phân cấp nhiều hơn cho địa ph−ơng. Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở cấp Trung −ơng và cấp tỉnh đ−ợc tăng c−ờng cả về số l−ợng và chất l−ợng, kỹ thuật quản lý đ−ợc hiện đại hoá dần, nhất là trong mấy năm gần đâỵ

Việc giao đất, cho thuê đất đã từng b−ớc xác lập đ−ợc chủ sử dụng cụ thể đối với từng mảnh đất. Đến nay cả n−ớc đã cơ bản hoàn thành việc giao đất cho hơn 11 triệu hộ nông dân sử dụng vào mục đích nông nghiệp đạt 91,70% số hộ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân đạt 87,02% về diện tích đất nông nghiệp [dt 4]. Các quyền của ng−ời sử dụng đất đ−ợc mở rộng, làm cho ng−ời sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai, tạo điều kiện chuyển dịch hợp lý và sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn về đất làm mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp, phát triển hạ tầng, nhà ở. Tạo tiền đề để dần hình thành thị tr−ờng bất động sản (gồm cả quyền sử dụng đất). Hệ thống chính sách tài chính về đất đai đã đ−ợc hình thành và dần phát huy tác dụng tích cực. Thị tr−ờng bất động sản tuy còn sơ khai nh−ng đã thu hút một l−ợng vốn khá lớn vào đầu t− phát triển. Quyền sử dụng đất đã b−ớc đầu trở

thành một nguồn lực tài chính của Nhà n−ớc và ng−ời sử dụng đất để đầu t− phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Việc đổi mới chính sách, pháp luật đối với đất sản xuất nông nghiệp đã làm cho ng−ời sản xuất gắn bó hơn với đất đai, tạo động lực đột phá giải phóng sức sản xuất, đ−a nền nông nghiệp phát triển toàn diện, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội trong suốt thời kỳ đổi mới đến naỵ

Cơ cấu đất đai sử dụng chuyển dịch theo h−ớng tích cực, hiệu quả sử dụng đất tăng lên. Đất sử dụng cho xây dựng công nghiệp, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị tăng t−ơng đối nhanh. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng, đất có rừng đ−ợc mở rộng dần, đất ch−a sử dụng giảm mạnh. Việc đổi mới chính sách đối với đất sản xuất nông nghiệp đã tạo động lực đột phá giải phóng sức sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. D−ới tác động của quan hệ sản xuất mới nói chung, hàng đầu là quan hệ đất đai và trải qua hơn 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp n−ớc ta đã đạt đ−ợc những thành tựu quan trọng ch−a từng có từ tr−ớc đó, biến Việt Nam từ một n−ớc thiếu ăn tr−ớc năm 1988 thành một n−ớc xuất khẩu gạo liên tục từ 1989 đến nay với khối l−ợng lớn. Sản l−ợng l−ơng thực tăng nhanh với tốc độ cao: năm 1987 = 17,5 triệu tấn, 1988 = 19,6 triệu tấn, năm 1989 = 21,5 triệu tấn, năm 1998 = 30,75 triệu tấn, năm 2000 = 34,48 triệu tấn, năm 2002 = 36,38 triệu tấn. Nh− vậy, mỗi năm sản l−ợng l−ơng thực tăng 5%, khoảng trên 1 triệu tấn, cao hơn tốc độ tăng dân số, nên l−ơng thực bình quân l−ơng thực nhân khẩu/năm cũng tăng dần: từ 280 kg/ng−ời năm 1987 lên 324 kg năm1990, 372 kg năm 1995 và 450 kg/ng−ời năm 2002. Chỉ tính chung trong 12 năm (1989 - 2000), n−ớc ta đã xuất khẩu đ−ợc 30,5 triệu tấn l−ơng thực, đ−a n−ớc ta trở thành n−ớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, gần một triệu tấn cà phê, hơn một triệu tấn cao su mủ khô,… với tổng giá trị xuất khẩu nông sản không kể thuỷ sản năm 1997 đã đạt 2,4 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 1989 và đến nay đạt gần 5 tỷ USD (năm 2002). Chăn nuôi tăng

tr−ởng cao và ổn định. Bình quân 10 năm (1991-2001), so với bình quân 5 năm tr−ớc đó, đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, đàn gia cầm tăng 25%, sản l−ợng thịt hơi xuất chuồng tăng 25%, sản l−ợng trứng tăng 33%. Năm 2002 so với năm 2001, đàn bò tăng 2,4%, riêng đàn bò sữa tăng 18%, đàn lợn tăng 5,1%, trong đó sản l−ợng thịt hơi tăng 5,5% cao nhất so với hơn 10 năm tr−ớc, riêng đàn lợn giống ngoại tăng 10%. Chăn nuôi bò sữa là nghề mới của nông dân ngoại ô hai thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa ph−ơng khác. Các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có nhiều tiến bộ. Sản l−ợng thuỷ sản từ 890 ngàn tấn năm1990 tăng lên 1,58 triệu tấn năm 1995 và 2 triệu tấn năm 1999. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu từ 621 triệu USD năm 1995 lên 696 triệu USD năm 1996, 858 triệu USD năm 1998 và năm 1999 đạt 979 triệu USD, lần đầu tiên năm 2002 xuất khẩu v−ợt mức 2 tỷ USD. Nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh cả về diện tích, sản l−ợng và hiệu quả. Năm 1998, diện tích nuôi có 630.000 ha, năm 2000 là 652.000 ha, đến năm 2001 tăng lên đạt 902.000 ha, do chuyển dịch 250.000 ha đất lúa vùng trũng, nhiễm mặn sang nuôi trồng thuỷ sản. Sản l−ợng nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 đạt 425 nghìn tấn, năm 2000 đạt 750 nghìn tấn, tăng 1,8 lần. Năng suất 1 ha nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 đạt 0,67 tấn/ha, năm 2000 đạt 1,15 tấn/ ha, cá biệt có hộ nuôi tôm công nghiệp đạt 4 -5 tấn/ha, giá trị đạt 500 triệu đồng/hạ

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một hecta đất canh tác bình quân cả n−ớc tăng từ khoảng15 triệu đồng năm 1998, lên khoảng 20 triệu đồng năm 2002. Một số vùng chuyển diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại hiệu quả cao gấp 2 đến 5 lần so với trồng lúạ Nhiều diện tích cây công nghiệp và lâu năm đ−ợc mở rộng theo h−ớng tập trung chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến.

Trong 10 năm (1991 - 2001), thu nhập của nông dân ở nông thôn tăng dần (năm1995 = 169 nghìn đồng/ng−ời/tháng, năm 1999 = 225 nghìn đồng/ng−ời/tháng). Số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống cả về số l−ợng và tỷ trọng. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 1989 là 30% giảm xuống chỉ còn 15,96% năm 1999, tỷ lệ hộ giàu tăng lên từ 3% năm 1989 đến 10% năm1999 [dt 3].

Ngoài ra, kinh tế trang trại là một hình thức của kinh tế hộ gia đình phát triển ở mức cao cả về qui mô diện tích và vốn đầu t−, trình độ áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, thâm canh, sử dụng cơ giới, là hình thức sản xuất tiên tiến, có hiệu quả trong nông nghiệp. Tính đến nay, cả n−ớc có khoảng 113 nghìn trang trại (theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mà chủ yếu là trang trại hộ gia đình, với diện tích bình quân khoảng 3 - 5 hectạ Các chủ trang trại là nông dân thuần tuý chiếm 62 %, số trang trại thuê lao động th−ờng xuyên chỉ chiếm 21 %. Mức đầu t− bình quân của một trang trại khoảng trên d−ới 200 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm 85%, đi vay ngân hàng 10%, còn lại vốn vay cộng đồng 5%. Khai thác gần 300.000 ha đất trống đồi núi trọc và đất hoang hoá. Đầu t− hơn 20.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 30 vạn lao động gia đình, 10 vạn lao động th−ờng xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ mỗi năm. Kinh tế trang trại hàng năm đã tạo ra giá trị tổng sản phẩm gần 12.000 tỷ đồng, chiếm đến 10% giá trị sản xuất nông nghiệp cả n−ớc, trong đó 87% là sản phẩm hàng hoá; ngoài ra có một số trang trại sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng [dt 4].

Những thành tựu đạt đ−ợc kể trên có phần rất đáng kể do Đảng và Nhà n−ớc ta đã không ngừng đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, tạo ra động lực mới, đ−ợc nhân dân đồng tình. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã vận dụng sáng tạo chính sách pháp luật đất đai vào thực tiễn điạ ph−ơng.

- Những hạn chế, yếu kém chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng đất đai ở n−ớc ta thời gian qua

+ Chủ tr−ơng của Đảng về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ch−a đ−ợc thể chế hoá đầy đủ. Vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà n−ớc đối với đất đai ch−a đ−ợc xác định rõ (nhất là về quyền định đoạt và quyền h−ởng lợi). Khuynh h−ớng tự phát chạy theo cơ chế thị tr−ờng đã gây ra nhiều sai lệch trong thực hiện chính sách đất đaị T− t−ởng t− hữu, coi đất đai là tài sản riêng đang có chiều h−ớng lan rộng trong một bộ phận xã hội, kể cả một số cán bộ, đảng viên. Ng−ời đ−ợc giao đất tự coi là ng−ời chủ sở hữu nh− đối với các tài sản thông th−ờng khác, tuỳ tiện mua bán. Nhà n−ớc d−ờng nh− phải mặc cả với ng−ời sử dụng đất khi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội…

+ Về các nội dung quản lý Nhà n−ớc đối với đất đai nhằm thực hiện quyền sở hữu của Nhà n−ớc và bảo vệ quyền sở hữu đó nh− việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai; việc giao đất, cho thuê đất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai, việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai, việc thực thi chính sách tài chính đất đai,... trong thời gian qua ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Do đó, quản lý Nhà n−ớc về đất đai còn nhiều bất cập, yếu kém. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, ch−a thực sự trở thành công cụ của Nhà n−ớc để quản lý tốt đất đai và còn gây bị động khó khăn cho ng−ời sử dụng đất. Các hồ sơ địa chính để phục vụ cho việc quản lý nhà n−ớc về đất đai còn thiếu nhiều và ch−a đồng bộ, chất l−ợng còn rất hạn chế, biến động đất đai ch−a đ−ợc kịp thời cập nhật. Trừ khu vực đất nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 90% số hộ và diện tích, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà gắn liền với đất tiến hành rất chậm, tỷ lệ đạt thấp (mới có 18% số hộ tại đô thị và 23,75 % diện tích đất ở nông thôn đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, nhiều công trình triển khai chậm trễ, xảy ra khiếu kiện.

+ Pháp luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà n−ớc, là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, định đoạt và sử dụng đất đai, nhằm sử dụng đất có hiệu quả vì lợi ích chung của Nhà n−ớc và của ng−ời sử dụng đất [dt 22].ở n−ớc ta hệ thống pháp luật đất đai hiện hành rất phức tạp, chồng chéo, lại có những quy định không khớp, hoặc mâu thuẫn với nhau, thiếu an toàn pháp lý cho ng−ời sử dụng đất.

+ Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý đất đai hiện nay của nhà n−ớc ta, nhìn chung ch−a đ−ợc hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ, ch−a ngang tầm nhiệm vụ.

ở cấp Trung −ơng, có Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng chịu trách nhiệm tr−ớc Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện quản lý nhà n−ớc về lĩnh vực đất đai trên phạm vi cả n−ớc.

ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng có Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng chịu trách nhiệm tr−ớc Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện quản lý nhà n−ớc về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng.

Chính phủ

Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng

UBND huyện, quận, thị xã và thành phố

Phòng NN& PTNT, hoặc Phòng Quản lý đô thị, Kinh tế

Cán bộ quản lý đất đai xã, ph−ờng, thị trấn

UBND xã, ph−ờng, thị trấn

ở cấp huyện, quận, thị xã (gọi là cấp huyện) hiện nay chịu trách nhiệm tr−ớc Uỷ ban nhân dân cấp huyện về lĩnh vực quản lý đất đai, có nơi là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nơi là phòng Giao thông - xây dựng, có nơi là phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế hoặc phòng Địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc trên địa bàn cấp huyện.

ở cấp xã, ph−ờng và thị trấn, có một cán bộ làm công tác quản lý đất đai chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc về đất đai trên địa bàn. Hiện nay cán bộ địa chính ở xã, ph−ờng còn ch−a đủ về số l−ợng và yếu về trình độ chuyên môn, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc và luôn thay đổi theo nhiệm kỳ của chính quyền cơ sở.

+ Các quyền của ng−ời sử dụng đất ch−a đồng bộ và thực hiện ch−a đ−ợc thuận lợi theo luật định, còn quá nhiều khó khăn về thủ tục. Ch−a tạo đ−ợc động lực mạnh để đất đai đ−ợc chuyển dịch hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Ng−ời sử dụng đất ch−a thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà n−ớc. Việc chuyển nh−ợng, cho thuê quyền sử dụng đất của phần lớn các tổ chức, cá nhân ch−a thực hiện đúng các quy định pháp luật, không qua các cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền, đồng thời việc xây dựng, cới nới nhà ở trái phép, không đúng quy hoạch xảy ra rất nghiêm trọng ở nhiều nơị Nhiều quy định để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ng−ời sử dụng đất còn thiếu, hoặc đến nay không còn phù hợp, không hợp lý, gây trở ngại cho việc triển khaị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tình trạng ng−ời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và tình

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 45 - 58)