Xây dựng văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 83 - 86)

- Tình hình văn hoá x∙ hộ

3.1.1.4 Xây dựng văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Trong quá trình đổi mới, pháp luật và chính sách đất đai đang từng b−ớc đ−ợc hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộị

Luật Đất đai đầu tiên của n−ớc ta đ−ợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ năm 1988 đã thể chế hoá chủ tr−ơng đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, lấy kinh tế hộ gia đình làm đối t−ợng phổ biến. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà n−ớc thống nhất quản lý, Nhà n−ớc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dàị

Năm 1993, Luật Đất đai đ−ợc sửa đổị Cùng với việc Nhà n−ớc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài, còn xác định rõ 5 quyền đối với ng−ời sử dụng đất gồm: quyền chuyển đổi, chuyển nh−ợng, thừa kế, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng đất. Nhà n−ớc xác định giá đất để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà n−ớc và ng−ời sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1993 bao hàm một b−ớc các qui định điều chỉnh mối quan hệ đất đai trong nền kinh tế hàng hoá, tạo điều kiện cho hộ gia đình nông dân chủ động bố trí sản xuất tạo ra sản phẩm phù hợp quan hệ cung cầu của thị tr−ờng. Tuy vậy, Luật Đất đai năm 1993 ch−a tạo đủ các yếu tố pháp lý cho việc đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu kinh tế tập trung, chỉnh trang các khu đô thị cũ và xây dựng các khu đô thị mớị..

Tiếp đến năm 1998 và 2001, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993. Nội dung bổ sung sửa đổi chủ yếu là chế độ sử dụng đối với đất phi nông nghiệp và tăng c−ờng quản lý Nhà n−ớc về đất đaị

Chỉ trong thời gian m−ời năm qua, hơn 200 văn bản pháp quy về đất đai đã đ−ợc ban hành ở cấp Trung −ơng, trong đó có bốn luật, tám pháp lệnh, một Nghị quyết của Quốc hội, ba nghị quyết của Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội, 71 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, 39 văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ t−ớng Chính phủ, 68 văn bản thuộc thẩm quyền của cấp bộ và tổng cục.

Để thực hiện Luật Đất đai, thể hiện bằng các văn bản quy định và h−ớng dẫn của Nhà n−ớc và của các ngành hữu quan ở Trung −ơng, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản thi hành trong những năm gần đây thuộc các lĩnh vực nh−: kiện toàn tổ chức ngành quản lý đất đai có

Quyết định 557-QĐ/UB thành lập Ban quản lý đất đai trực thuộc UBND thành phố và Quyết định số 1111- QĐ/UB ngày 10/11/1994 về việc kiện toàn tổ chức ngành Địa chính thành phố,… về việc giao đất nông, lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có Quyết định số 03 và Quyết định số 2007; giao đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng có các quyết định 1444 QĐ/UB ngày 15/8/1997 về việc ban hành quy trình giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích ở và chuyên dùng và Nghị quyết 19/HĐND thành phố qui định hạn mức sử dụng đất ở, Quyết định 421/2002/QĐ-UB ngày 22/2/2002 về việc ban hành quy trình giao đất cho thuê đất vào các mục đích sản xuất kinh doanh, công cộng và an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố; việc đền bù và giải phóng mặt bằng, có Quyết định 423/2002/QĐ-UB ngày 22/2/2002 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện Nghị định 60, 61/CP của Chính phủ có Quyết định 1382-QĐ/UB…

Những văn bản pháp quy kể trên về quản lý đất đai của trung −ơng và địa ph−ơng ban hành kịp thời, đã từng b−ớc đáp ứng đ−ợc yêu cầu quản lý và sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý để củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của ng−ời sử dụng đất. Quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp đ−ợc xác lập trên cơ sở giao đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã có tác dụng nh− một động lực thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp cả n−ớc nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng, tiến lên một trình độ mới, giải quyết đ−ợc vấn đề an toàn l−ơng thực và đa dạng hoá một b−ớc nền sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống, giữ vững an ninh trật tự xã hội, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và chính sách đất đai hiện hành còn ch−a đủ để quy định, điều chỉnh các mối quan hệ khá phức tạp đang nảy sinh: một là, vấn đề giải quyết các tồn tại về đất đai do lịch sử để lại; hai là, văn bản quy định phạm vi và nội dung thực hiện 5 quyền của ng−ời sử dụng đất ch−a hoàn toàn thích ứng với mọi lúc mọi nơi, mọi tr−ờng hợp; ba là, cơ chế định giá đất,

quản lý thị tr−ờng bất động sản ch−a thật sát với thực tiễn. Việc vi phạm pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn phổ biến ở nhiều địa ph−ơng, đặc biệt là ở cấp xã. Hiện t−ợng giao đất sai thẩm quyền, sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất công, chuyển nh−ợng đất trái phép còn tiếp diễn, nhiều nhất ở ven khu vực nội thành, nội thị và dọc các trục đ−ờng giao thông lớn. Trong khu vực đất nông nghiệp, một số nông dân vẫn ch−a đ−ợc giao ruộng đất để sử dụng ổn định lâu dài, một số khác bị tr−ng dụng hết ruộng đất, nh−ng cũng có nơi còn để lại sử dụng v−ợt quá hạn mức diện tích theo qui định đối với quỹ đất công ích. Nhà n−ớc còn thiếu chính sách cụ thể khuyến khích phù hợp với ng−ời sử dụng đất vùng đồi núi và hải đảo, khuyến khích chuyển mục đích sử dụng ruộng đất kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, nhằm sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao hơn v.v...

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)