ở n−ớc ta, ruộng đất luôn luôn là một vấn đề cốt lõi đối với nông dân. Muốn có chính sách giải quyết thích đáng vấn đề ruộng đất đối với các hộ nông dân, cần phải hiểu sâu sắc quá trình lịch sử diễn biến các quan hệ ruộng đất qua các thời kỳ, trên phạm vi cả n−ớc cũng nh− tại từng địa ph−ơng, bởi vì các chính sách ruộng đất này đều mang tính kế thừạ
Nhìn lại vào thời điểm tr−ớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cả n−ớc, giai cấp địa chủ chiếm 3% dân số, đã sở hữu 41,4% tổng diện tích ruộng đất. Còn nông dân lao động chiếm 97% dân số thì chỉ sở hữu 36% diện tích ruộng đất, số còn lại thuộc đồn điền thực dân Pháp và đất công; trong đó
số hộ nông dân không có ruộng tới 59%. ở Nam bộ, Bắc bộ số hộ nông dân không có đất chiếm 3/4 số hộ và ở Trung bộ có 1/2 số hộ không có đất, phải lĩnh canh làm tá điền cho địa chủ hoặc đi làm thuê theo mùa vụ. Một bộ phận làm công nhân trong các đồn điền của thực dân Pháp với chế độ lao động hết sức hà khắc. Tình trạng chiếm hữu và sử dụng ruộng đất tr−ớc cách mạng bất công nh− trên đã để lại một di sản cực kỳ thảm khốc cho chính quyền nhân dân sau cách mạng [dt 36].
Từ sau cách mạng tháng 8-1945 đến năm 1957, Chính phủ đã liên tục ban hành nhiều Sắc lệnh, Nghị định về ruộng đất, đặc biệt từ sau cuộc cải cách ruộng đất vào những năm 1953 đến 1957, vấn đề “ng−ời cày có ruộng” đã đ−ợc triệt để giải quyết ở vùng nông thôn miền Bắc. Từ đó, chế độ sở hữu ruộng đất cơ bản đ−ợc trao vào tay nông dân, hình thành một giai cấp hầu nh− đồng nhất là các hộ tiểu nông sản xuất tự túc là phổ biến, ngoại trừ một số đồn điền chuyển thành nông tr−ờng quốc doanh do Nhà n−ớc quản lý và sau này có sự phát triển rộng thêm. Chế độ sở hữu tiểu nông về ruộng đất thuộc từng hộ nông dân ở miền Bắc chỉ kéo dài trong thời gian khoảng 5 - 7 năm từ sau cải cách ruộng đất cho đến thời kỳ bắt đầu hợp tác hoá- tập thể hoá nông nghiệp bậc caọ Từ những năm giữa thập kỷ 60 cho đến thời kỳ đổi mới cuối thập kỷ 80, kéo dài khoảng 20 năm, chế độ ruộng đất trong thời kỳ này là chế độ tập thể hoá cùng với tập thể hoá lao động và một số t− liệu sản xuất khác. Chế độ tập thể hoá ruộng đất về cơ bản đã xoá bỏ các chủ thể kinh tế hộ nông dân, đ−ợc thực hiện trên quy mô lớn hàng trăm, hàng ngàn ha trong từng hợp tác xã nông nghiệp với ph−ơng thức sản xuất thủ công là chính, trình độ kỹ thuật và quản lý còn rất thấp kém, đã tỏ ra không có hiệu quả trong một thời gian dài, cho dù một phần lớn thời gian này trùng khớp với thời chiến, chế độ hợp tác hoá trong nông thôn có tạo một số điều kiện hỗ trợ kháng chiến thuận lợị
ở miền Nam, sau năm 1954 d−ới thời Mỹ - Ngụy, chính quyền Sài Gòn cũng tiến hành hai lần “cải cách ruộng đất”: lần thứ nhất vào năm 1955 -
1956, Ngô Đình Diệm t−ớc đoạt lại phần lớn ruộng đất của nông dân đã đ−ợc cách mạng chia cấp, trả lại cho địa chủ, phục hồi chế độ đại điền chủ, biến số đông nông dân trở lại làm tá điền. Lần thứ hai vào năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu cũng thực hiện Luật “ng−ời cày có ruộng", bằng cách truất hữu có bồi th−ờng giá trị đất cho địa chủ để cấp cho nông dân. Nh−ng về thực chất, Luật ruộng đất năm 1970 của chế độ Nguyễn Văn Thiệu không còn ý nghĩa thực tế vì vấn đề ruộng đất đã đ−ợc chính quyền cách mạng và nông dân giải quyết hầu hết tr−ớc đó. Mặc dù vậy, chính sách ruộng đất của chế độ Nguyễn Văn Thiệu cũng làm tự phát hình thành một tầng lớp trung nông khoảng 70% nhờ tích tụ ruộng đất bằng hai nguồn: t−ớc đoạt của nông dân nghèo và áp dụng kỹ thuật mới, trong khi một số nông dân khoảng 30% không có đất hoặc quá ít ruộng đất, không đủ sinh sống, làm phục hồi lại một chế độ bất công lớn không khác x−a [dt 37].
Sau ngày giải phóng miền Nam từ năm 1975 đến cuối những năm 1980, Nhà n−ớc ta thực hiện một loạt chính sách ruộng đất nh− điều chỉnh lại ruộng đất giữa các tầng lớp nông dân ở miền Nam theo tinh thần nh−ờng cơm sẻ áo, khai hoang phục hoá, lập các vùng kinh tế mới, xây dựng các công trình thuỷ lợi, mở rộng diện tích đất canh tác, phân bố lại dân c− sau chiến tranh, cấp thêm đất cho nông dân... Tiếp đó, kết hợp với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp theo mô hình miền Bắc, đã xoá bỏ cơ bản tình trạng ng−ời nghèo không có đất sản xuất, xác lập chế độ hầu nh− bình quân về ruộng đất. Đến thời kỳ này, cũng nh− ở miền Bắc, đại bộ phận nông dân đã trở thành những hộ tiểu nông liên kết lại trong các tổ chức kinh tế hợp tác hoá - tập thể hoá lỏng lẻọ Quá trình thực hiện các chính sách ruộng đất ở miền Nam đặc biệt ở Nam bộ diễn ra có thời kỳ rất phức tạp, luôn luôn không ổn định, gây nên những vụ tranh chấp liên miên do các hoàn cảnh lịch sử và các nhân tố xã hội đặc thù, nh−ng chủ yếu là do các chính sách ruộng đất không nhất quán và có tính cào bằng.
Cho đến năm 1988, cả n−ớc thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị về "đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp", vai trò chủ thể của nông dân trong nền sản xuất nông nghiệp và vấn đề ruộng đất mới cơ bản đ−ợc đặt ra với những nhận thức mới phù hợp hơn, với các quy luật phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị tr−ờng và có sự quản lý của Nhà n−ớc, không nh− d−ới chế độ tập thể hoá, kế hoạch hoá tập trung cao độ tr−ớc đó. D−ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với t− cách không chỉ là ng−ời quản lý mà đồng thời là ng−ời đại diện chủ sở hữu đất đai của toàn dân. Mọi đất đai thuộc vùng lãnh thổ Việt Nam dù đã khai thác hoặc ch−a khai thác đều là kết qủa của quá trình đấu tranh bảo vệ và lao động hàng ngàn năm của cả dân tộc, mỗi tấc đất không chỉ thấm mồ hôi mà cả máu của các thế hệ ng−ời Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, tr−ớc các yêu cầu mới, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, mâu thuẫn và thách thức đặt ra cho cả bản thân các hộ nông dân trong việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất và cho cả Nhà n−ớc trong việc hoàn thiện các chính sách quản lý ruộng đất.