Đánh giá chung những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 127 - 128)

- Khó xác định chất l−ợng đất để đổi Rủi ro

3.3.1 Đánh giá chung những kết quả đạt đ−ợc

- Công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai ở thành phố ngày càng đ−ợc tăng c−ờng và đã đi vào hoạt động có nề nếp, đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục và đã có nhiều tác dụng tích cực góp phần giải quyết một loạt các vấn đề cơ bản và cấp bách trên phạm vi thành phố. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Việc giao đất nông, lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài cơ bản hoàn thành, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cùng với hệ số sử dụng đất ngày càng tăng, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Thành phố đã cố gắng trong việc thể chế hoá các văn bản của Trung −ơng, ban hành một loạt các văn bản pháp lý nhằm đ−a công tác quản lý đất đai vào nền nếp. Hệ thống quản lý đ−ợc tăng c−ờng, từng b−ớc đáp ứng sự phân cấp của trung −ơng cho cấp thành phố và cấp huyện. Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở các cấp đều đ−ợc tăng thêm cả về số l−ợng và chất l−ợng. Nhờ đó mà nền kinh tế Hải Phòng 5 năm qua đã giữ đ−ợc nhịp độ tăng tr−ởng khá.

- Đối với việc sử dụng đất nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2001, do có các chính sách đất đai mới của Đảng và Nhà n−ớc đ−ợc tăng c−ờng và ban hành kịp thời, đồng thời bộ máy quản lý đất đai từ thành phố đến huyện, xã đ−ợc kiện toàn một b−ớc, đã góp phần làm giảm đáng kể hiện t−ợng tiêu cực trong sử dụng đất đaị Tiềm năng đất đai đ−ợc khai thác sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả hơn: khai hoang phục hoá đạt kết quả, tỷ lệ đất đã đ−a vào sử dụng tăng. Đất nông nghiệp đ−ợc bảo vệ, không suy giảm

mặc dù quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở thành phố diễn ra nhanh chóng. Diện tích đất canh tác kém hiệu quả đ−ợc chuyển dịch một phần sang nuôi trồng thuỷ sản và một số cây trồng khác, mang lại giá trị kinh tế cao hơn ở những vùng có điều kiện. Diện tích đất v−ờn tạp trong khu dân c− đang đ−ợc chuyển dần sang trồng cây ăn quả, trồng cây cảnh có giá trị thu nhập cao hơn. Đất trồng trọt 3 vụ dần đ−ợc tăng lên, đất 1 vụ dần giảm đi, làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên đều khắp ở tất cả các địa bàn nghiên cứụ Năng suất, sản l−ợng cây trồng vật nuôi tăng lên không ngừng, đặc biệt là cây lúa, nuôi trồng thuỷ sản và tổng đàn gia súc. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân toàn thành phố tăng gần gấp hai lần. Kinh tế trang trại đã dần đ−ợc hình thành và b−ớc đầu phát huy tác dụng, góp phần vào việc khai thác bề rộng nguồn lực đất đai và lao động sẵn có của từng địa ph−ơng.

- Nguyên nhân đạt đ−ợc những kết quả trên đây là do: chính sách, pháp luật đất đai thời gian gần đây nhìn chung đã dần phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nên khi triển khai thực hiện đ−ợc đại bộ phận nông dân đồng tình ủng hộ, các tổ chức đoàn thể nhiệt tình h−ởng ứng. Các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền ở thành phố luôn coi đất đai là vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, nên trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp; đã áp dụng tích cực nhiều chủ tr−ơng chính sách, pháp luật đất đai vào thực tiễn địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố hải phòng (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)