Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 115 - 116)

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1.1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH, giáo dục tiểu học huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, loại hình cũng như chất lượng. Để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước, giáo dục tiểu học phải không ngừng được nâng cao chất lượng.

1.2. Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, trước tiên phải nâng cao

năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trường bởi vì đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng giáo dục.

Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay còn chưa đồng đều về trình độ đào tạo cũng như về năng lực chuyên môn. Nhiều trường vẫn còn có giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo và giáo viên yếu về chuyên môn, không thể dạy được các lớp từ lớp 2 đến lớp 5. Số lượng giáo viên giỏi còn ít và phân bố không đều ỏ các trường. Để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đòi hỏi hiệu trưởng các trường tiểu học phải có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả.

1.3. Qua kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý chuyên môn

của hiệu trưởng các trường cho ta thấy: Hiệu trưởng các trường đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và đã đề ra được các biện pháp quản lý cụ thể.

Tuy nhiên việc đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp trong mỗi nhà trường và giữa các trường còn chưa đồng bộ, chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả đó xong nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong huyện Bình Xuyên cũng còn

nhiều bất cập: Một số CBQL chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, số CBQL đã được bồi dưỡng thì chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống, chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Vì vậy, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Xuyên hiện nay.

1.4. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã đề ra 10 biện

pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong chương 3 của luận văn này.

Nếu hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả 10 biện pháp trên thì sẽ nâng cao được năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 115 - 116)